Tìm kiếm chất hóa học
Hãy nhập vào chất hoá học để bắt đầu tìm kiếm
Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết
Nhóm Nguyên Tố VIA
Nhóm oxy
Làm thủy tinh Natri oxit là một thành phần đáng kể của thuỷ tinh và các ô kính mặc dù nó được thêm vào dưới dạng "soda" (natri cacbonat). Natri oxit không tồn tại rõ ràng trong thuỷ tinh, vì thuỷ tinh là những polyme liên kết đan xéo nhau phức tạp. Điển hình, thuỷ tinh được sản xuất ra chứa khoảng 15% natri oxit, 70% silica và 9% vôi (CaO). "Soda" natri cacbonat hoạt động như một luồng để làm giảm nhiệt độ silica nóng chảy. Thuỷ tinh soda có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiều so với thuỷ tinh thuần khiết, và có độ đàn hồi cao hơn. Những sự thay đổi trên xảy ra vì silica và soda phản ứng với nhau tạo thành natri silicat có công thức tổng quát Na2[SiO2]x[SiO3]. Na2CO3 → Na2O + CO2 Na2O + SiO2 → Na2SiO3
Nó được dùng chủ yếu trong công nghiệp giấy và bột giấy trong chu trình Kraft. Nó dùng để xử lý nước như chất loại bỏ tạp chất oxi, trong công nghiệp nhiếp ảnh để ngăn các dung dịch tráng phim khỏi oxi hoá, làm chất tẩy trong công nghiệp in ấn, làm tác nhân khử clo và lưu huỳnh, và trong nghề da để sulfit hoá các sản phẩm thuộc da. Nó được dùng làm tác nhân tạo gốc sulfometyk và sulfonat trong sản xuất hoá chất. Nó được dùng trong sản xuất hoá chất cao su, thuốc nhuộm sulfua và các hợp chất hoá học khác. Ngoài ra nó còn được dùng trong nhiều ứng dụng khác như tách quặng, thu hồi dầu, bảo quản thực phẩm, chế thuốc nhuộm, và chất tẩy.
Phép chuẩn độ iot Trong hóa học phân tích, ứng dụng quan trọng nhất đến từ phản ứng định lượng với iot của anion thiosunfat, khử iot thành ion iođua trong khi nó bị oxi hóa thành ion tetrathionat: 2 S2O32−(aq) + I2(aq) → S4O62−(aq) + 2 I−(aq) Do bản chất định lượng của phản ứng, cũng như sự thật rằng Na2S2O3•5H2O có thời hạn sử dụng lâu dài, nó được dùng làm chất chuẩn độ trong phép chuẩn độ iot. Ứng dụng quan trọng này có thể tiến hành để đo lượng oxi của nước qua một chuỗi phản ứng dài. Nó còn dùng trong việc đánh giá nồng độ về thể tích của một dung dịch nào đó và đánh giá hàm lượng clo trong các loại nước và bột tẩy. Trong xử lý ảnh Nguyên tử lưu huỳnh bậc bốn trong S2O32− kết hợp với các kim loại mềm với ái lực cao. Vì thế, các muối bạc halogenua, như AgBr, thành phần tiêu biểu của chất nhũ ảnh, hòa tan khi xử lý với dung dịch thiosunfat: 2 S2O32− + AgBr → [Ag(S2O3)2]3− + Br− Trong ứng dụng này đến xử lý ảnh, khám phá bởi John Herschel và dùng cho cả các cuôn phim và giấy ảnh, natri thiosunfat được biết dưới tên chất xử lý ảnh, và còn gọi là thuốc hypo, từ tên ban đầu của nó, natri hyposunfit.[2] Tinh chế vàng Natri thiosunfat là một thành phần của một chất ngâm chiết thay thế cho xyanua để tách lọc vàng.[3] Nó hình thành một phức chất bền với ion vàng(I), [Au(S2O3)2]3−. Điều thuận lợi của phương pháp này là thiosunfat không độc và các quặng chịu nhiệt trong quá trình xyanua (như cacbon hay quặng Carlin) có thể tách bởi thiosunfat. Quá trình này vẫn gặp một số vấn đề như mức tiêu hao cao của thiosunfat, và thiếu công nghệ tái tạo hợp lý, vì [Au(S2O3)2]3− không hấp thụ trong than hoạt tính, công nghệ chuẩn dùng trong quá trình xyanua để tách phức vàng ra khỏi hồ quặng. Hóa học phân tích Natri thiosunfat còn được dùng trong hóa phân tích. Khi đun nóng với một mẫu thử chứa cation nhôm, nó có thể tạo ra kết tủa trắng: 2 Al3+ + 3 S2O32− + 3 H2O → 3 SO2 + 3 S + 2 Al(OH)3 Y khoa Nó dùng trong chất giải độc xyanua[4][5] Thiosunfat hoạt động như một phần tử cho lưu huỳnh để biến đổi xyanua thành thioxyanat (sau đó có thể thải ra ngoài một cách an toàn qua đường tiết niệu), xúc tác bởi enzim rhodanaza. Nó đang được dùng để xử lý chứng phản vệ canxi trong việc thẩm tách máu bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối.[6] Nó dùng trong việc quản lý sự thoát mạch nước tiểu trong quá trình hóa trị liệu. Natri thiosunfat ngăn ngừa sự ankyl hóa và phá hủy mô bằng việc cung cấp một chất nền cho tác nhân ankyl hóa lan tỏa khắp các mô dưới da. Liều dùng có thể là 2mL dung dịch 0.17M (một dung dịch chứa 4mL natri thiosunfat 10% và 6mL nước vô trùng làm thuốc tiêm). Nó có thể nhỏ dưới da ở nhiều chỗ khi dùng một bơm kim tiêm nhỏ. Có những dữ liệu hạn chế về phương pháp này với một ít khuyến cáo. Trong việc tắm đứng để chữa bệnh ecpet mảng tròn, và là một chất diệt nấm tiêu biểu cho chứng đốm nấm lông. Trong việc đo thể tích dịch ngoại bào và tỉ lệ lọc của cầu thận. Các ứng dụng khác Natri thiosunfat còn dùng trong: Thành phần của đồ sưởi tay và các loại túi nhiệt khác sinh nhiệt bởi quá trình kết tinh tỏa nhiệt của một dung dịch siêu lạnh. Thuốc tẩy Đo pH của các chất tẩy. Các chất chỉ thị phổ biến và các chất chỉ thị pH dạng lỏng khác bị phá hủy bởi thuốc tẩy, làm cho chúng không có khả năng đo pH. Nếu thêm vào natri thiosunfat vào các dung dịch trên, nó sẽ trung hòa khả năng tẩy màu của thuốc tẩy và cho phép các chất chỉ thị đo pH của dung dịch thuốc tẩy với chất chỉ thị lỏng. Phản ứng này có vẻ giống phản ứng với iot: thiosunfat khử hypoclorit (thành phần hoạt động của thuốc tẩy) và trong khi đó bị oxi hóa thành sunfat. Phản ứng đầy đủ là: 4 NaClO + Na2S2O3 + 2 NaOH → 4 NaCl + 2 Na2SO4 + H2O Khử clo nước vòi cho bể cá hay xử lý dòng nước thải từ quá trình xử lý nước thải đầu tiên để xả xuống sông. Phản ứng tương tự phản ứng khử iot. Xử lý cho bể cá cần 0.1 đến 0.3 gam tinh thể natri thiosunfat ngâm nước cho 10 lít nước. Làm giảm nồng độ clo trong hồ bơi và hồ nước nóng sau khi clo hóa tối đa. Tẩy màu iot, ví dụ như sau khi nổ nitơ triiođua. Tương tự, natri thiosunfat phản ứng với brom tạo ra các sản phẩm vô hại. Dung dịch natri thiosunfat thường dùng để phòng ngừa trong phòng thí nghiệm sau khi làm việc với brom. Đánh giá nước trong vi khuẩn học. Thuộc da. Chứng minh khái niệm tốc độ phản ứng trong môn hóa học. Ion thiosunfat có thể phan hủy thành ion sunfit và huyền phù lưu huỳnh dạng keo mờ. Phương trình cho phản ứng xúc tác axit này như sau: S2O32−(aq) → SO32−(aq) + S(s) Chứng minh khái niệm siêu lạnh trong môn vật lý. Natri thiosunfat đóng băng rất dễ làm quá lạnh ở nhiệt độ phòng và khi tinh thể được hình thành, nhiệt độ nhảy vọt lên 48.3 °C có thể kiểm chứng bằng xúc giác. Một phần của công thức gỉ đồng ở các hợp kim đồng. Dùng để điều chế dược phẩm - chất hoạt động bề mặt anion giúp cho quá trình phân tán. Làm chất tan rất thú vị trong các thí nghiệm quá bão hòa..
Natri sunfit được dùng trước tiên trong ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy. Nó được dùng làm chất khử chất thải có oxi trong xử lý nước, trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh để bảo vệ các dung dịch tráng phim khỏi bị oxi hóa và để rửa sạch thuốc thử (natri thiosulfat) khỏi các cuộn phim và giấy ảnh; làm chất tẩy, chất khử clo và lưu huỳnh trong ngành in ấn và trong ngành da giày làm chất sunfit hóa các phần da được chiết. Nó còn được dùng để tinh chế TNT trong quân sự. Nó dùng trong sản xuất hóa chất làm tác nhân sunfonat và sunfometyl hóa, trong sản xuất natri thiosulfat. Ngoài ra nó còn được dùng trong nhiều ứng dụng khác, như tách quặng, thu hồi dầu, bảo quản thực phẩm, làm phẩm nhuộm.
Công nghiệp hàng hóa toàn cầu Với giá cả ở Mỹ là 30 USD/tấn năm 1970, 6 đến 90 USD/tấn cho chất lượng bánh muối và 130 USD/tấn cho cấp cao hơn, natri sunfat là một vật liệu rất rẻ tiền. Ứng dụng rộng rãi nhất là làm chất độn trong các loại thuốc tẩy quần áo tại nhà dạng bột, chiếm khoảng 50% lượng sản phẩm làm ra. Ứng dụng này đang giảm đi vì người tiêu dùng nội địa đang chuyển hướng nhanh chóng sang loại chất tẩy dạng lỏng hay dạng rắn không chứa natri sunfat. Một ứng dụng khác trước đây của natri sunfat, đặc biệt ở Mỹ và Canada, lad trong quá trình Kraft để sản xuất bột giấy. Các chất hữu cơ có mặt trong "nước đen" thải ra từ quá trình này được đốt để tạo nhiệt, cần chuyển hóa natri sunfat thành natri sunfit. Tuy vậy, quá trình này đang được thay thế bằng các phương pháp mới hơn; việc sử dụng natri sunfat trong công nghiệp sản xuất bột giấy tại Mỹ và Canada giảm xuống từ 1.4 triệu tấn/năm năm 1970 còn chỉ vào khoảng 150,000 tấn năm 2006. Công nghiệp sản xuất thủy tinh cung cấp một ứng dụng đáng kể khác của natri sunfat, là ứng dụng nhiều thứ hai ở châu Âu. Natri sunfat được dùng làm chất làm sạch giúp loại bỏ các bọt khí nhỏ ra khỏi thủy tinh nóng chảy, và ngăn ngừa quá trình tạo bọt của thủy tinh nóng chảy trong khi tinh chế. Công nghiệp sản xuất thủy tinh ở châu Âu tiêu thụ khoảng 110,000 tấn mỗi năm trong giai đoạn 1970-2006. Natri sunfat có vai trò quan trọng trong sản xuất vải, nhất là ở Nhật Bản, nơi nó được ứng dụng nhiều nhất. Natri sunfat giúp làm bằng phẳng, loại bỏ các điện tích âm trên sợi vải để thuốc nhuộm có thể thấm sâu hơn. Khác với natri clorua, nó không ăn mòn các bình nhuộm bằng thép không gỉ. Ứng dụng này ở Mỹ và Nhật Bản tiêu thụ khoảng 100,000 tấn năm 2006. Trữ nhiệt Dung lượng trữ nhiệt cao khi chuyển pha từ rắn sang lỏng, và nhiệt độ chuyển pha thuận lợi 32 °C (90 °F) làm cho vật liệu này đặc biệt phù hợp cho việc tích trữ nhiệt mặt trời mức thấp để sau đó giải phóng ra trong ứng dụng nhiệt trong không gian. Trong một vài ứng dụng vật liệu này còn được sáp lại thành các tấm ngói nhiệt đặt trong vùng gác thượng trong khi một số khác thì sáp lại thành các tấm pin bao quanh bởi nước đun nóng bằng mặt trời. Sự chuyển pha cho phép giảm khối lượng vật liệu thực tế để trữ nhiệt có hiệu quả (nhiệt nóng chảy của natri sunfat đecahiđrat là 25.53 kJ/mol hay 252 kJ/kg[19]), với sự thuận lợi hơn nữa từ tính đồng bộ của nhiệt độ miễn là có đầy đủ vật liệu trong pha thích hợp. Với ứng dụng làm mát, một hỗn hợp tạo với muối ăn natri clorua thông thường cũng làm giảm nhiệt độ nóng chảy xuống 18 °C (64 °F). Nhiệt nóng chảy của NaCl.Na2SO4·10H2O, tăng nhẹ lên thành 286 kJ/kg.[20] Ứng dụng quy mô nhỏ Trong phòng thí nghiệm, natri sunfat khan được sử dụng rộng rãi như một chất làm khô trơ, loại bỏ dấu vết của nước ra khỏi các chất lỏng hữu cơ.[21] Nó hiệu quả hơn nhưng hoạt động chậm hơn so với tác nhân tương tự magie sulfat. Nó chỉ có tác dụng ở nhiệt độ dưới 30 °C, nhưng nó có thể dùng với nhiều loại chất liệu vì tính trơ hóa học của nó. Natri sunfat được thêm vào dung dịch cho đến khi các tinh thể không còn vón cục nữa; hai video clip (xem trên) giải thích rõ cách các tinh thể vón cục khi bị ẩm, nhưng một vài tinh thể trôi tự do một khi mẫu chất được làm khô hoàn toàn. Muối Glauber, đecahiđrat, đã từng được dùng làm thuốc nhuận tràng. Nó có hiệu quả trong việc loại bỏ các loại thuốc ví dụ như acetaminophen ra khỏi cơ thể, sau khi dùng quá liều. Năm 1953, natri sunfat được đề xuất để trữ nhiệt trong các hệ thống nhiệt mặt trời thụ động. Điều này dựa vào ưu điểm của đặc tính tan bất thường của nó, và nhiệt kết tinh cao(78.2 kJ/mol). Các ứng dụng khác bao gồm phá băng cửa kính, trong chất làm thơm thảm, sản xuất bột hồ, và chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Gần đây, natri sunfat được tìm thấy có hiệu quả trong việc hòa tan vàng được mạ trong các sản phẩm máy tính có chứa phần cứng mạ vàng như pin, và các đầu nối và bộ chuyển mạch khác. Nó an toàn hơn, rẻ hơn so với các thuốc thử dùng trong tái tạo vàng, với rất ít lo lắng về phản ứng phụ hay ảnh hưởng sức khỏe. Ít nhất có một công ty, ThermalTake, làm tấm tản nhiệt cho laptop (iXoft Notebook Cooler) sử dụng natri sunfat đecahiđrat nằm bên trong tấm nhựa. Vật liệu chuyển từ từ sang thể lỏng và xoay vòng, giúp cân bằng nhiệt độ laptop và hoạt động như vật cô lập.
Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của khí oxi là dùng cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu: a. Sự hô hấp - Khí oxi cần cho sự hô hấp để oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật. Sự oxi hóa này diễn ra liên tục trong quá trình sống, sinh ra khí cacbonic và năng lượng. Nguồn năng lượng này dùng để duy trì sự sống của cơ thể, Không có khí oxi, người và động vật không sống được. - Những phi công (phải bay cao, nơi thiếu khí oxi vì không khí quá loãng), thợ lặn, những chiến sĩ chữa cháy (phải làm việc ở nơi nhiều khói, có khí độc, thiếu không khí...) đều phải thở bằng khí oxi trong các bình đặc biệt. b. Sự đốt nhiên liệu - Các nhiên liệu cháy trong khí oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí - Trong công nghiệp sản xuất gang thép, người ta thổi khí oxi hoặc không khí có trộn thêm khí oxi vào lò luyện gang hoặc lò luyện thép nhằm tạo nhiệt độ cao, nâng cao hiệu suất và chất lượng gang thép. - Hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp như mùn cưa, than gỗ là hỗn hợp nổ mạnh. Hỗn hợp này được dùng để chế tạo mìn phá đá, đào đất. Oxi lỏng còn dùng để đốt nhiên liệu tên lửa.
1. Sử dụng trong công nghiệp Ôzôn được sử dụng để tẩy trắng đồ vật và tiêu diệt vi khuẩn. Rất nhiều hệ thống nước sinh hoạt công cộng sử dụng ôzôn để khử vi khuẩn thay vì sử dụng clo. Ôzôn không tạo thành các hợp chất hữu cơ chứa clo, nhưng chúng cũng không tồn tại trong nước sau khi xử lý, vì thế một số hệ thống cho thêm một chút clo vào để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn trong đường ống. 2. Trong công nghiệp ôzôn được sử dụng để: Khử trùng nước uống trước khi đóng chai, Khử các chất gây ô nhiễm có trong nước bằng phương pháp hóa học (sắt, asen, sulfua hiđrô, nitrit, và các chất hữu cơ phức tạp liên kết với nhau tạo ra "màu" của nước, Hỗ trợ trong quá trình kết tụ (là quá trình kết tụ của các phân tử, được sử dụng trong quá trình lọc để loại bỏ sắt và asen), Làm sạch và tẩy trắng vải (việc sử dụng để tẩy trắng được cấp bằng sáng chế), Hỗ trợ trong gia công chất dẻo (plastic) để cho phép mực kết dính, Đánh giá tuổi thọ của mẫu cao su để xác định chu kỳ tuổi thọ của cả lô cao su. Sử dụng trong y tế Ôzôn, cùng với các ion hypoclorit, được sản xuất tự nhiên bởi các tế bào máu trắng (bạch cầu) cũng như rễ của cây cúc vạn thọ như là phương pháp để tiêu diệt các vật thể lạ. Khi ôzôn phân rã nó tạo thành các gốc tự do của ôxy, là những chất có hoạt tính cao và gây nguy hiểm hay tiêu diệt phần lớn các phân tử hữu cơ. Ôzôn được sử dụng trong một số trường hợp trong y tế. Nó có thể được sử dụng để ảnh hưởng tới cân bằng chống ôxi hóa-hỗ trợ ôxi hóa của cơ thể, khi đó thông thường cơ thể sẽ phản ứng với sự hiện diện của nó bằng cách sản sinh ra các enzym chống ôxi hóa. Liệu pháp ôzôn được sử dụng trong y học thử nghiệm, việc này đang gây ra nhiều nghi vấn do nó chưa được nghiên cứu và kiểm nghiệm một cách khoa học và cẩn thận. Liệu pháp này là nguy hiểm bởi vì ôzôn là một chất ăn mòn rất mạnh. Tại Mỹ, liệu pháp ôzôn là bất hợp pháp, vì FDA vẫn chưa cho phép thử nghiệm nó trên người. Ít nhất đã có một người chết vì sử dụng nó tại Mỹ. Các máy "làm sạch không khí" để sản xuất "ôxy hoạt hóa", tức ôzôn, vẫn được bày bán trên thị trường Mỹ. Ôzôn được tìm thấy để chuyển đổi cholesteron trong máu thành cục (làm cứng và hẹp các động mạch). Sản phẩm cholesteron này cũng gây ra bệnh Alzheimer. Ôzôn được nghiên cứu rất nhiều và nó bị coi là chất gây ung thư cho một số động vật (số khác thì không), cũng như là tác nhân gây đột biến ở một số vi khuẩn.
Nó được tìm thấy như một chất chống cháy trong ABS và các chất dẻo khác, một chất flocculant trong sản xuất titan đioxit và đôi khi được sử dụng trong sản xuất thủy tinh, sơn và chất kết dính. Nó cũng được sử dụng như một nhựa cây trao đổi ion cho một số cation trong dung dịch axit bao gồm Na+ (đặc biệt là cho sự lựa chọn chọn lọc của chúng); và như một chất xúc tác trùng hợp và oxy hóa.
Thionyl clorua là một thành phần của pin liti-thionyl clorua, tại đó nó hoạt động như điện cực dương (cathode) với liti làm cực âm (anode); chất điện li thường là liti tetrachloroaluminat. Phản ứng xả tổng thể như sau: 4 Li + 2 SOCl2 → 4 LiCl + S + SO2 Loại pin không thể sạc lại này có nhiều ưu điểm so với các dạng pin liti khác như mật độ năng lượng cao, phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng, thời gian lưu trữ và tuổi thọ hoạt động lâu dài. Tuy nhiên, mối quan tâm về chi phí và an toàn cao đã hạn chế việc sử dụng chúng. Các chất chứa trong pin này rất độc và cần các quy trình xử lý đặc biệt, ngoài ra chúng có thể nổ nếu bị quá tải.
Phốtpho pentôxít là một chất khử nước mạnh, như chỉ ra bởi bản chất tỏa nhiệt trong sự thủy phân nó: P4O10 + 6 H2O → 4 H3PO4 (–177 kJ) Tuy nhiên, việc sử dụng nó để làm khô bị hạn chế do nó có xu hướng tạo ra một lớp che phủ bảo vệ dạng nhớt ngăn cản sự khử nước tiếp theo của vật liệu còn lại. Dạng hạt của P4O10 được dùng trong các thiết bị hút ẩm. Phù hợp với khả năng hút ẩm mạnh của nó, P4O10 được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ để khử nước. Ứng dụng quan trọng nhất của nó là chuyển hóa các amit bậc nhất thành các nitril[3]: P4O10 + RC(O)NH2 → P4O9(OH)2 + RCN Phụ phẩm chỉ ra trong phương trình P4O9(OH)2 là công thức lý tưởng hóa của các sản phẩm không xác định tạo ra từ hydrat hóa P4O10. Bên cạnh đó, khi kết hợp cùng axit cacboxylic, phản ứng tạo ra anhydrit hữu cơ tương ứng[4]: P4O10 + RCO2H → P4O9(OH)2 + [RC(O)]2O "Thuốc thử Onodera" là dung dịch của P4O10 trong DMSO, được sử dụng để oxi hóa các loại ancol[5]. Phản ứng này là tương tự như phản ứng Swern. Khả năng hút ẩm của P4O10 là dủ mạnh để chuyển nhiều axit vôcơ thành các anhydrit của chúng, chẳng hạn: HNO3 bị chuyển hóa thành N2O5; H2SO4 thành SO3; HClO4 thành Cl2O7; HCF3SO3 thành (CF3)2S2O5.
Photpho trioxit là hợp chất hóa học có thành phần chính gồm hai nguyên tố photpho và oxy, với công thức hóa học được quy định là P4O6. Hợp chất này đáng lý ra phải được đặt tên chính xác là tetraphotpho hexoxit, tên phốtpho trioxit thực ra xuất hiện trước sự hiểu biết về cấu trúc phân tử của hợp chất, tuy không chính xác nhưng cái tên này vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến tận ngày nay. Hợp chất này tồn tại dưới dạng thức là một chất rắn không màu, có cấu trúc liên quan đến adamantane. Hợp chất này chính thức là anhydrit của axit photpho, H3PO3, nhưng không thể thu được bằng cách khử nước của axit. Nó là chất rắn màu trắng, chất rắn, tinh thể và có độc tính cao với mùi tương tự như tỏi
Công nghiệp Hợp chất này là muối tan được trong nước, và có thể được dùng làm chất khử trong dung dịch. Nó được dùng trong một số quá trình nhuộm công nghiệp, ở đó một thuốc nhuộm không tan khác bị khử thành muối kim loại kiềm tan được. Tính khử của natri đithionit còn dùng để loại bỏ thuốc nhuộm dư, oxit dư và các chất màu ngoài dự kiến, bằng cách này làm cải thiện chất lượng màu tổng quát. Phản ứng với formaldehyd tạo thành Rongalite, được dùng làm thuốc tẩy, chẳng hạn như trong việc tẩy bột giấy, cotton, len, da, chất thuộc da màu vàng và đất sét. Na2S2O4 + 2 CH2O → 2 HOCH2SO−2 + 2 Na+ Natri đithionit có thể dùng để xử lý nước, lọc khí, làm sạch và tẩy gỉ. Nó có thể dùng trong các quá trình công nghiệp như là tác nhân sunfonat hóa hoặc nguồn cung cấp ion natri. Ngoài ra trong công nghiệp in ấn, chất này còn dùng trong các ngành liên quan đến da, gỗ, polyme, ảnh chụp và nhiều thứ khác nữa. Sự sử dụng rộng rãi của nó có thể là do độc tính thấp của nó, liều gây chết trung bình LD50 khoảng 5 g/kg. , Sinh học Natri đithionit dùng trong các thí nghiệm lý sinh như là một cách làm giảm thế khử của dung dịch (Eo' -0.66 V so với NHE ở pH 7[5]). Kali ferrixianua thường dùng làm chất oxi hóa trong thí nghiệm trên (Eo' ~ 436 mV ở pH 7). Ngoài ra, natri đithionit còn dùng trong các cuộc thí nghiệm về hóa học đất để tìm kiếm lượng sắt không có trong các khoáng vật silicat ban đầu. Do đó, sắt tách ra bởi natri đithionit có thể xem là "sắt tự do". Ái lực mạnh của ion đithionit với các cation kim loại hóa trị hai và ba (M2+, M3+) giúp nó tăng độ tan của sắt, và vì thế đithionit là một chất tạo phức hữu ích. Địa học Natri đithionit dùng trong việc thu hồi dầu tăng cường hóa học để làm ổn định các polyme poliacrylamit tránh khỏi sự biến chất cơ bản khi có mặt sắt. Nó còn dùng trong các ứng dụng môi trường để truyền mặt có Eh thấp xuống lòng đất để khử các chất ô nhiễm như crom. Chụp ảnh Nó có thể làm thuốc tráng phim, nhưng rất ít khi được chọn. Nó thiên về làm giảm độ bắt sáng của phim và, nếu dùng sai cách, nhanh chóng làm mờ bức ảnh.
Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.
Mol là gì?
Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.
Xem thêmĐộ âm điện là gì?
Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.
Xem thêmKim loại là gì?
Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.
Xem thêmNguyên tử là gì?
Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.
Xem thêmPhi kim là gì?
Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.
Xem thêmNhững sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết
Sự thật thú vị về Hidro
Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.
Xem thêmSự thật thú vị về heli
Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.
Xem thêmSự thật thú vị về Lithium
Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!
Xem thêmSự thật thú vị về Berili
Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.
Xem thêmSự thật thú vị về Boron
Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.
Xem thêmSo sánh các chất hoá học phổ biến.
Rb2SO4 và Rb2S.4H2O
Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Rubidi sunfat và chất Rubidi sunfua tetrahidrat
Xem thêmP4S10 và [Zn(NH3)4]SO4
Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Tetraphotpho decasunfua và chất Tetraamminezinc sulfate
Xem thêmRbHSO4 và Rb2S2O3
Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Rubidi hidrosunfat và chất Rubidi Thiosunfat
Xem thêm[Rb(H2O)6] và Na3PO2S2
Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Hexaaquarubidium(I) ion và chất Natri dithiophotphat
Xem thêmLiên Kết Chia Sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.