KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Nguyên tử có cấu taọ phức tạp gồm hai phần:
a) Vỏ nguyên tử: gồm các hạt electron mang điện âm (kí hiệu là e) chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào.
b) Hạt nhân nguyên tử: gồm nơtron và proton.
qe = 1-; qp = 1+; qn = 0
Điện tích của hạt nhân nguyên tử chỉ phụ thuộc vào số proton có trong hạt nhân của nguyên tử ⇒ Hạt nhân mang điện dương.
2. Trong nguyên tử, số proton = số electron
- Số Electron = Số Proton.
- Số khối: A = Z + N.
- Số đơn vị ĐTHN nguyên tử của một nguyên tố được coi là số hiệu nguyên tố đó.
SHNT (Z) = Số đơn vị ĐTHN = số proton = số electron
3. Kí hiệu nguyên tử
4. Obitan nguyên tử
- Khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt của electron là lớn nhất được goi là obitan nguyên tử.
- Obitan s có dạng hình cầu, obitan p có dạng hình số 8 nổi, obitan d, f có hình phức tạp.