KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ
1. Kim loại kiềm
Nhóm IA, cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1, có tính khử mạnh nhất trong các kim loại:
Điều chế: Điện phân muối halogenua nóng chảy
2. Kim loại kiềm thổ
Nhóm IIA, cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2, có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm:
Điều chế: Điện phân nóng chảy
II. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
1. NaOH: Là bazơ mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
2. NaHCO3: NaHCO3 tác dụng với axit và với kiềm.
3. Na2CO3: Là muối của axit yếu, có đầy đủ tính chất chung của muối.
4. KNO3:
III. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
1. Ca(OH)2: Là bazơ mạnh, dễ dàng tác dụng với CO2
2. CaCO3:
3. Ca(HCO3)2 :
4. CaSO4 (canxi sunfat, còn gọi là thạch cao): Tùy theo lượng nước kết tinh có trong tinh thể, ta có:
- Thạch cao sống: CaSO4.2H2O
- Thạch cao nung: CaSO4.H2O
- Thạch cao khan: CaSO4
IV. Nước cứng
1. Khái niệm
Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+, nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên.
2. Phân loại
- Nước cứng có tính cứng tạm thời: Chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
- Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu: Chứa các muối clorua và sunfat của canxi và magie.
- Nước cứng có tính cứng toàn phần: Có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
3. Cách làm mềm nước cứng
- Phương pháp kết tủa.
- Phương pháp trao đổi ion: Dùng chất trao đổi ion (hạt zeolit), hoặc nhựa trao đổi ion.