Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Xà phòng | Khái niệm hoá học

Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia nữa. Công thức hóa học của xà phòng là muối natri panmitat (C15H31COONa) hoặc natri stearat (C17H35COONa). Xà phòng có ưu điểm là không gây hại cho da, cho môi trường vì chúng dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật có trong thiên nhiên.


1. Định nghĩa

Xà phòng là những muối natri (hoặc muối kali) của axit béo. Những muối natri của các axit béo cao RCOONa là xà phòng rắn, còn muối kali của chúng, RCOOK là xà phòng mềm. Các dầu mỡ giàu axit béo, no cũng cho xà phòng rắn và các dầu chứa nhiều axit chưa no cho xà phòng mềm hơn.

hinh-anh-xa-phong-113-0

2. Nguyên liệu

Hầu hết các loại mỡ động vật và dầu thực vật đều có thể dùng để sản xuất xà phòng. Mỡ động vật thường dùng là mỡ bò, mỡ cừu.

Dầu thực vật để chế xà phòng có rất nhiều loại như: dầu dừa, dầu cọ, dầu cám, dầu ngô, dầu bông, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu thầu dầu, dầu sở, dầu màng tang, dầu hạt gấc, dầu bồ đề....

Các loại mỡ bò, mỡ cừu và dầu dừa, dầu cọ chứa nhiều axit béo no cao sẽ cho xà phòng rắn. Các loại dầu chứa nhiều axit béo không no cho xà phòng mềm. Dầu càng không no cho xà phòng càng mềm. Muốn có xà phòng rắn, các loại dầu thực vật phải được hidro hóa trước khi sản xuất xà phòng. Khi sản xuất xà phòng, người ta hay thêm dầu dừa hoặc dầu cọ vì chúng chứa nhiều axit lauric, CH3(CH2)10COOH làm cho xà phòng tăng khả năng tạo bọt và tẩy sạch tốt. Xà phòng chứa nhiều muối của axit stearic sẽ làm giảm tính tan và khả năng tạo bọt.

Ngoài nguyên liệu là chất béo, để sản xuất xà phòng người ta còn dùng các axit béo. Đó là sản phẩm oxi hóa các hidrocacbon từ dầu mỏ.

3. Sản xuất xà phòng

Khi đun chất béo với dung dịch NaOH lên tới 100oC, ta được keo xà phòng, có chứa glixerin và nước

hinh-anh-xa-phong-113-1

Sau khi xà phòng hóa chất béo, người ta cho thêm muối ăn NaCl, xà phòng sẽ tách khỏi glixerin và nước, nổi lên trên.

Để hạ giá thành sản phẩm, người ta cho thêm natri silicat (Na2SiO3), chất màu và hương liệu.

Ngày nay, người ta thường thủy phân chất béo bằng nước ở nhiệt độ và áp suất cao. Sau đó cho Na2CO3 rắn để tạo xà phòng. Xà phòng giặt chứa từ 62-64% axit béo.

Muốn sản xuất xà phòng thơm cần có nguyên liệu tinh khiết hơn (Tẩy màu các loại dầu mỡ, khử bỏ bớt các mùi khó chịu...)

Sau đó pha thêm chất màu, mùi (với những hương liệu đặc trưng). 

Hàm lượng axit béo trong xà phòng thơm phải đạt từ 80-85%.

hinh-anh-xa-phong-113-2

4. Tính chất của xà phòng

a. Tính dẫn điện

Xà phòng phân li thành các ion nên có khả năng dẫn diện

RCOONaRCOO- + Na+

b. Thủy phân xà phòng cho môi trường kiềm

RCOONa + H2O RCOOH + NaOH

c. Tác dụng với nước cứng

Nước cứng chứa nhiều cation canxi và magie. Xà phòng tác dụng với các cation này tạo ra các hợp chất không tan, không có tác dụng tẩy rửa.

Phản ứng xảy ra khi giặt xà phòng gặp nước cứng

2C17H35COONa + Ca2+ (C17H35COO)2Ca + 2Na+

2C17H35COONa + Mg2+ (C17H35COO)2Mg + 2Na+

Các muối canxi và magide kết tủa bám vào vải, làm cho vải chóng bị mục và làm cho xà phòng ít bọt.

d. Tính chất tẩy rửa của xà phòng

Quần áo bị bẩn là quần áo có chứa các vết dầu, mỡ, mồ hôi, đất, cát hoặc bụi... giữa vải và chất bẩn có một lực liên kết nào đó. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng là làm yếu các lực liên kết này, phân cắt các vết bẩn, không bám vào quần áo được nữa và tan vào nước.

hinh-anh-xa-phong-113-3

Dùng nước nóng, vò xát nhằm mục đích như trên nhưng kém hiệu quả nên phải tẩy rửa bằng xà phòng. Xà phòng là những chất hoạt động bề mặt. Nó có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa các chất bẩn và quần áo, đồng thời xà phòng làm cho khả năng thấm ướt của quần áo nhanh hơn.

Xà phòng có cấu tạo như sau: R-COO-Na+

Phần gốc hidrocacbon -R là phần kị nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ, dẫu mỡ nhưng không tan trong nước.

Nhóm -COONa là phần ưa nước bị tan trong nước, ít tan trong các dung môi hữu cơ.

Khi giặt giũ quần áo bằng nước xà phòng thì phần kị nước (các gốc R khá dài) hòa nhập vào các hạt dầu mỡ (vì chúng dễ tan vào nhau). Trong khi đó, phần ưa nước (các gốc -COONa) ở lại trên bề mặt các hạt bẩn đó và làm cho sức căng bề mặt của hạt bẩn giảm đi vì chúng cùng điện tích. Khi sức căng bề mặt giảm đi các hạt bẩn sẽ bị chia nhỏ ra, lực liên kết giữa hạt bẩn và quần áo yếu đi làm tăng khả năng thấm ướt và hạt bẩn tan dần vào trong nước.

Dùng xà phòng có hai nhược điểm:

- Trong nước, xà phòng bị thủy phân cho môi trường kiềm hại da tay và vải sợ từ tơ như polieste, poliamit... có phản ứng với kiềm.

- Với nước cứng, xà phòng sẽ tạo muối Ca2+, Mg2+ không tan làm mất tác dụng tẩy rửa.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Bán kính nguyên tử

Bán kính nguyên tử của một nguyên tố hóa học là kích thước nguyên tử của nguyên tố đó, thường là khoảng cách trung bình tính từ tâm của hạt nhân nguyên tử đến ranh giới ngoài cùng của đám mây electron.

Xem chi tiết

Phản ứng este hóa

Phản ứng este hóa là phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol trong điều kiện nhiệt độ, có H2SO4 đặc làm xúc tác. Đặc điểm của phản ứng este là phản ứng thuận nghịch, hiệu suất phản ứng H <100%.

Xem chi tiết

Khí núi lửa

Khí núi lửa là khí phát ra bởi hoạt động của núi lửa. Chúng bao gồm các khí bị mắc kẹt trong các hốc (túi) trong đá núi lửa, khí hòa tan hoặc phân ly trong mắc ma và dung nham, hoặc khí phát ra trực tiếp từ dung nham hoặc gián tiếp qua nước ngầm được đốt nóng bởi tác động của núi lửa. Cho đến nay, khí núi lửa phong phú nhất là hơi nước, vô hại. Tuy nhiên, một lượng đáng kể carbon dioxide, sulfur dioxide, hydrogen sulfide và hydro halogenua cũng có thể được thải ra từ núi lửa. Tùy thuộc vào nồng độ của chúng, những khí này đều có khả năng gây nguy hiểm cho con người, động vật, nông nghiệp và tài sản.

Xem chi tiết

Hợp chất

Trong hóa học, hợp chất là 1 chất được cấu tạo bởi từ 2 nguyên tố khác loại trở lên, với tỷ lệ thành phần cố định và trật tự nhất định. Thành phần của hợp chất khác với hỗn hợp, ở chỗ không thể tách các nguyên tố hóa học ra khỏi hợp chất bằng phương pháp vật lý. Trái ngược với hợp chất là đơn chất. Nói chung, tỷ lệ cố định này phải tuân theo những định luật vật lý, hơn là theo sự lựa chọn chủ quan của con người. Đó là lý do vì sao những vật liệu như đồng thau, chất siêu dẫn, YBCO, chất bán dẫn, nhôm gali arsen hoặc sô-cô-la được xem là hỗn hợp hoặc hợp kim hơn là hợp chất.

Xem chi tiết

Điện sinh học

Trong xã hội hiện đại, điện đã có mối quan hệ gắn bó mật thiết với cuộc sống của chúng ta và không còn là điều gì thần bí nữa. Chớp điện trong những cơn giông bão, điện sinh ra do ma sát.. đều là những hiện tượng mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống thường nhật, và đã quen thuộc nhưng bạn biết không? Trong cơ thể chúng ta cũng có những dòng điện kì diệu.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

Na2O.CaO.6SiO2BF3

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Natri canxi silicat và chất Bo triflorua

Xem thêm

Ca2SiO4.4H2OHBO2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Dicanxi silicat tetrahidrat và chất Axit metaboric

Xem thêm

CH3CHOHCH3NOCl

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất 2-Propanol và chất Nitrosyl clorua

Xem thêm

PCl5Cr(CO)3

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Photpho pentaclorua và chất Crom tricacbonyl

Xem thêm

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 25/11/2024