king33

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Pin Li - Po là gì?

Pin Li-Po (viết tắt của Lithium Polymer) là loại pin có thể sạc được nhiều lần, sử dụng chất điện phân dạng polymer khô. Pin Li-po với những ưu điểm vượt trội về tính năng và tuổi thọ nên đang được dùng trên đa số các thiết bị (điện thoại di động thông minh, Pin dự phòng, máy bay, xe mô hình…). Tuổi thọ của pin Li-po lên đến 1.000 vòng sạc/xả nhưng tuổi thọ này bị ảnh hưởng khá nhiều bởi cách sạc/xả Pin. Vì vậy bạn cần biết cách sạc/xả Pin đúng cách để bảo vệ Pin được tốt hơn.


1. Pin Li - Po là gì?

Pin Li - Po (tên đầy đủ là Lithium-Ion Polymer hoặc Lithium-Polymer) không sử dụng chất điện phân dạng lỏng mà thay vào đó nó sử dụng chất điện phân dạng polymer khô, tương tự như một miếng phim nhựa mỏng. Miếng phim này được kẹp (thực sự là ghép lá) giữa cực dương và cực âm của pin cho phép trao đổi ion - do đó có tên là lithium polymer. Phương pháp này cho phép Pin có thể làm rất mỏng với các hình dạng và kích thước của cell pin khác nhau.

hinh-anh-pin-li-po-303-0Pin Lithium Polymer (Li-Po)

Pin Li-po với những ưu điểm vượt trội về tính năng và tuổi thọ nên đang được dùng trên đa số các thiết bị (điện thoại di động thông minh, Pin dự phòng, máy bay, xe mô hình…).  Tuổi thọ của pin Li-po lên đến 1.000 vòng sạc/xả nhưng tuổi thọ này bị ảnh hưởng khá nhiều bởi cách sạc/xả Pin.

Pin Li-Po được sử dụng rộng rãi trên các smartphone, máy tính bảng cao cấp như iPhone, iPad hay cả MacBook Pro thế hệ mới. Khả năng lưu trữ năng lượng của Li-Po là tốt nhất hiện nay và sự suy giảm khả năng lưu trữ năng lượng sau thời gian dài không sử dụng rất ít.

hinh-anh-pin-li-po-303-1Macbook sử dụng pin Li - Po

2. Cách sử dụng pin Li - Po đúng cách

Có 3 mức điện áp trong pin bạn cần lưu ý:

- Một cell pin Li-po 3.7volt (có loại 3.8V): là hiệu điện thế trung bình của viên pin (cao nhất 4.2V, thấp nhất 3.2V)
- Pin Li-po đạt 4.2V (là khi đầy): là mức điện áp giới hạn cao nhất (nếu sạc vượt quá điện áp 4.2V này sẽ làm hư hại cell pin, và có thể gây ra cháy nổ). Đó là lý do tại sao viên pin nào cũng cần mạch quản lý nguồn để điều chỉnh nguồn sạc vào không vượt mức 4.2A.
- Một cell Pin Li-Po ở mức 3V (là điện áp không tải ): là mức điện áp chết của Pin Li-Po, ở mức điện áp này, cell pin sẽ giảm tuổi thọ đáng kể hoặc nặng hơn là sẽ hỏng không thể phục hồi lại điện áp 4.2V.

hinh-anh-pin-li-po-303-2
Thông thường, các bạn thấy sạc pin từ khoảng 97% lên 100% rất lâu, đó là vì mạch trên Pin đang điều chỉnh dòng điện vào Pin nhỏ lại dần để dễ quản lý điện áp đúng 4.2v thì ngắt ngay.

Vậy, làm sao có thể nhận biết khi nào cần phải sạc lại pin để không làm ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ Pin?

Hãy bỏ qua những con số 4.2V, 3.7V rắc rối đi và chỉ cần nhớ nguyên tắt: Nếu muốn Pin bền chúng ta nên tuân theo nguyên tắc "xả không quá 80%". Có nghĩa là, cách sử dụng pin tốt nhất bạn không nên dùng một viên pin Li-Po quá 80% dung lượng của nó.

Khi sử dụng Pin Li-Po, nhà sản xuất khuyến cáo bạn không nên xả pin quá sâu (không quá 80%) tức không quá 3.25V (mức điện áp cận dưới được khuyến cáo). Nếu một viên Pin xả đến 3V (quá 3.25V ) thì sẽ giảm đáng kể tuổi thọ của pin, tệ hơn nữa là có thể gây chết cell pin và không có cách nào khôi phục lại.

Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải căn đúng 20% để sạc pin. Bạn có thể sạc bất cứ lúc nào trên 20%, và có thể rút ra bất cứ khi nào mà không cần đợi Pin đầy. Điều này không hề ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.

Tuổi thọ trung bình của một viên pin Li-Po thường được 1000 vòng sạc/ xả, và cứ mỗi 300 vòng sạc/ xả thì dung lượng thực tế bị giảm đi 20%.

Khái niệm Một vòng sạc/ xả: là khi bạn dùng hết 100% dung lượng Pin, bạn sạc lại và sử dụng hết 30%, lại sạc tiếp và sử dụng hết 70% thì được tính là một chu kỳ (30 + 70 = 100%).

hinh-anh-pin-li-po-303-3

Không nên dùng pin cạn về 0% và không nên sạc quá lâu

Với những dòng pin Li-Po muốn bền pin thì khi bắt đầu sử dụng phải sạc 8 tiếng trong 3 lần đầu đã không còn phù hợp nữa, điều đó là không cần thiết và chỉ làm cho pin mau hỏng thêm nếu pin không có tính năng tự động ngắt dòng sạc. Mà quy tắc được áp dụng là: Khi mua pin Li-Po mới (thường là dung lượng khoảng tầm 50%) bạn nên sạc đầy rồi mới dùng ở những lần dùng đầu tiên và không nên dùng pin xuống thấp quá 50% dung lượng của Pin, hạn chế sử dụng pin xuống thấp quá 20% cũng như không nên sử dụng quá lâu gây nên tình trạng nóng Pin. 

3. Cách lưu trữ pin Li-Po khi không sử dụng. 

Để tối ưu hóa tuổi thọ pin Li-Po cất trữ trong thời dan dài không sử dụng, bạn nên để Pin ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo và sạc khoảng 40-60% pin, tốt nhất là 50% pin và khi đó nó sẽ đạt điện áp đạt khoảng 3,85V. Đây là điện áp cất trữ ở nơi thoáng mát lâu dài mà nhà sản xuất áp dụng & khuyến cáo và nên kiểm tra và sạc lại sau khoảng 06 tháng.

Pin Li-Po tự xả rất chậm (không nhanh như Pin Li-Ion) nên bảo quản được lâu và tốt hơn, định kỳ 6 tháng bạn nên sạc đưa pin về 3.85V (50%) thì tuổi thọ pin sẽ bền hơn. Lưu ý rằng bạn không được để Pin ở gần nơi có nhiệt độ cao sẽ làm giảm tuổi thọ Pin và thậm chí có thể gây cháy nổ.

4. Mẹo vặt bạn nên thử khi gặp - Cách xử lý pin Li-Po bị phù

Đôi khi bạn sạc pin rồi để qua đêm, hoặc sử dụng không đúng cách khiến pin bị phù (kích thước có thể phồng lên gấp đôi). Để xử lý, bạn cần tìm một cục sạc có điện áp và dòng ra phù hợp với viên pin của bạn, quan trọng là có chế độ Store Charge (sạc lên tầm 45-50% – giống như khi bạn bảo quản pin) rồi đem cất. Cứ vài ngày đem sạc đầy rồi lại xả về mức 45-50%. Sau vài lần pin sẽ xẹp lại, bạn lấy băng keo quấn chặt viên pin lại rồi sài bình thường.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hiđrôcacbon không no

Hidrocacbon không no (còn gọi là hidrocacbon không bão hòa) là loại hidrocacbon mà trong phân tử có chứa liên kết đôi (C=C) hoặc liên kết ba hoặc cả hai loại liên kết đó.

Xem chi tiết

N2O (Dinitơ monoxit)

N2O (Dinitơ monoxit) là một chất khí tự nhiên không màu và không cháy. Nó có thể được sản xuất và sử dụng cho nhiều thứ khác nhau như một chất dược lý để sản xuất thuốc mê, một chất phụ gia thực phẩm làm chất đẩy, và một chất phụ gia vào nhiên liệu để tăng lượng oxy có sẵn trong quá trình đốt cháy.

Xem chi tiết

Dầu mỏ

Dầu mỏ là một chất lỏng, sánh có trong lòng đất, màu từ nâu sẫm đến đen, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước, không tan trong nước và cháy được. Thành phần chủ yếu của dầu mỏ là hỗn hợp các ankan, xicloankan, aren. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ dẫn xuất chứa oxi, lưu huỳnh, nitơ.

Xem chi tiết

Sợi thủy tinh

Thuỷ tinh vốn có tính rất giòn. Thế nhưng khi đem thuỷ tinh gia nhiệt rồi kéo thành sợi mảnh như sợi tóc, hành sợi thuỷ tinh, thì sợi thủy tinh hầu như mất hết tính chất vốn có của mình và trở thành mềm mại mà độ bền chắc hầu như tương đương với sợi thép có cùng kích thước. Thế thì sợi thủy tinh có tác dụng gì?

Xem chi tiết

natri hydroxit

Natri hiđroxit hay hyđroxit natri (công thức hóa học là NaOH) hay thường được gọi là xút hoặc xút ăn da là một hợp chất vô cơ của natri. Natri hydroxit tạo thành dung dịch bazơ mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước. Dung dịch NaOH được sử nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, luyện nhôm, dệt nhuộm, xà phòng, chất tẩy rửa, tơ nhân tạo...

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

RbNH2RbHS

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Rubidi Amit và chất Rubidi hidrosunfua

Xem thêm

Rb2SO4Rb2S.4H2O

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Rubidi sunfat và chất Rubidi sunfua tetrahidrat

Xem thêm

P4S10[Zn(NH3)4]SO4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Tetraphotpho decasunfua và chất Tetraamminezinc sulfate

Xem thêm

RbHSO4Rb2S2O3

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Rubidi hidrosunfat và chất Rubidi Thiosunfat

Xem thêm

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 03/05/2024