Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.Hầu hết các phi kim không dẫn điện; một số nguyên tố có sự biến tính, ví dụ như cacbon: graphit có thể dẫn điện, kim cương thì không. Phi kim thường tồn tại ở dạng phân tử.
Hầu hết các phi kim đều không có khả năng dẫn điện, và ở các điều kiện thường thì hầu hết các phi kim đều tồn tại ở trạng thái chất lỏng (Br), rắn (C,S,P…) hay khí (Cl2, O2, H2 …). Đặc biệt hơn nữa, hầu hết các phi kim đều có nhiệt độ nóng chảy thấp và có chứa rất nhiều độc tố nguy hiểm như Clo hay Brom.
+ Khi tác dụng với Hidro thì các phi kim sẽ tạo ra một loại hợp chất khí.
Phương trình: H2+Cl2→2HCl (khí)
H2+Br2→2HBr
+ Khi tác dụng với kim loại ( đây là tính chất đặc trưng nhất của Phi kim). Hầu hết các phi kim khi tác dụng với kim loại sẽ tạo ra muối. Tuy nhiên, khi oxi tác dụng với kim loại sẽ tạo thành các oxit. Và các oxit này được gọi là oxit.
Phương trình: 2Na+Cl2→2NaCl
+ Khi tác dụng với các phi kim khác sẽ tạo ra oxit axit
Phương trình: S+O2→SO2
C+O2→CO2
Benzen thu được vào năm 1825 bởi Faraday khi ngưng tụ khí thắp. Nó là chất lỏng không màu, sôi ở 80 độ C, là nguyên liệu quan trọng của công nghệ Hóa học.
Xem chi tiếtLiên kết hóa học là một trong những vấn đề cơ bản của hóa học.Có thể hiểu một cách đơn giản, liên kết hóa học là lực, giữ cho các nguyên tử cùng nhau trong các phân tử hay các tinh thể. Sự hình thành các liên kết hóa học giữa các nguyên tố để tạo nên phân tử được xét từ trong các thuyết đơn giản, thô sơ thời cổ đại cho tới các thuyết hiện đại ngày nay.
Xem chi tiếtTính chất hóa học của nguyên tố phụ thuộc vào số electron của nguyên tử nguyên tố đó và do đó phụ thuộc vào số đơn vị điện tích hạt nhân Z của nguyên tử. Như vậy, các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân Z thì có cùng tính chất hóa học.
Xem chi tiếtCập Nhật 2023-03-29 06:53:09am