Bụi
Bụi là những chất ở dạng rắn hay lỏng có kích thước nhỏ, nhờ sự vận động của không khí trong khí quyển mà nó có thể phân tán trong một diện rộng.
Bụi được đặc trưng bằng thành phần hóa học, thành phần khoáng cũng như phân bố kích thước hạt. Bụi do hoạt động nhân tạo sinh ra từ các quá trình sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người
Hàng năm trên thế giới con người thải vào khí quyển khoảng 200 triệu tấn bụi
Sol khí
Sol khí là hỗn hợp những hạt keo lơ lửng phân tán trong không khí với kích thước dp < 1 micromet, chúng tương đối bền, khó lắng và là nguồn gốc tạo ra các nhân ngưng tụ, hình thành mưa.
Phân loại bụi
Bụi trong khí quyển có thể chia làm ba loại với kích thước khác nhau được phân biệt bởi nguồn gốc và tính chất như sau:
- Hạt có đường kính <0,3 là những nhân ngưng tụ, có thể vận động như những phân tử khí. Nó xuất hiện nhờ quá trình ngưng tụ và được tách khỏi các hạt lớn nhờ hấp phụ.
- Hạt có đường kính xuất hiện do quá trình kết hợp của những hạt nhỏ hơn. Chúng chuyển động theo quy luật Brawn và được tách khỏi khí nhờ mưa rơi hoặc rửa nước. Thời gian lưu của chúng thường nhỏ hơn thời gian hợp thành những hạt lớn hơn.
- Hạt có d > 3 micro mét xuất hiện trước hết do sự phân tán cơ học của những hạt lớn hơn và được thu hồi lại qua quá trình lắng.
Thành phần hóa học của sol khí và bụi phụ thuộc nhiều vào kích thước trung bình của hạt. Các oxit SiO2, Al2O3 và CaO là thành phần chính của các hạt này.