Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Hàn the là gì? là gì?

Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử nước (Na2B4O7.10H2O). Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 90 độ.


Định nghĩa

Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử nước (Na2B4O7.10H2O). Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 90 độ, vị ngọt và hơi cay.

hinh-anh-han-the-la-gi-257-0Tinh thể hàn the

Ứng dụng của hàn the

Hàn the được sử dụng rộng rãi trong các loại chất tẩy rửa, chất làm mềm nước, xà phòng, chất khử trùng và thuốc trừ sâu. Ứng dụng lớn nhất của hàn the là sử dụng làm nước rửa tay cho công nhân công nghiệp. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng làm men thủy tinh, men gốm, thủy tinh và làm cứng đồ gốm sứ. 

Natri tetraborat tạo thành hợp chất màu với nhiều oxit kim loại khi nóng chảy, gọi là ngọc borac.

Một lượng lớn borax pentahidrat được sử dụng trong sản xuất sợi thủy tinh và xenluloza cách nhiệt như là chất làm chậm cháy và hợp chất chống nấm. 

Hàn the được sử dụng như là một phụ gia thực phẩm tại một số quốc gia (nó bị cấm sử dụng tại Hoa Kỳ, Việt Nam) với số E là E285. Trong chế biến thức ăn, hàn the được sử dụng như muối ăn, nó có trong món trứng cá muối của Pháp và Iran.

Tại Việt Nam, do đặc tính sát khuẩn nhẹ, lại làm cho sản phẩm tinh bột, cá, thịt... trở nên dai nên hàn the hay được các nhà sản xuất thực phẩm ở Việt Nam cho vào thực phẩm để sản phẩm chế biến ra dai và kéo dài được thời gian bảo quản và sử dụng. 

hinh-anh-han-the-la-gi-257-1Hàn the được dùng trong bún, chả, giò

Tuy nhiên, hàn the có thể gây ngộ độc: liều từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong, dùng với liều lượng thấp có thể gây ngộ độc mạn tính, ảnh hưởng đến gan, thận, gây biếng ăn và suy nhược cơ thể. Khi vào cơ thể, hàn the khó bị đào thải ra ngoài mà tích tụ trong gan đến khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây tác hại mạn tính.

Mặc dù hàn the là chất bị Bộ Y tế Việt Nam liệt vào danh sách các hóa chất cấm sử dụng trong vai trò của phụ gia thực phẩm, người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò lụa, bánh phở, bánh cuốn... để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy dai và giòn. 

Theo đông y, hàn the có vị ngọt mặn, tính mát dùng hạ sốt, tiêu viêm, chữa bệnh viêm họng, viêm hạnh nhân nhân hạch, sưng loét răng lợi

"Hàn the ngọt, mặn, mát thay

Tiêu viêm, hạ sốt, lại hay đau đầu

Viêm họng, viêm lợi đã lâu

Viêm hạch, viêm mắt thuốc đâu sánh bằng"

Tây y dùng dung dịch axit boric loãng làm nước rửa mắt, dùng nattri teraborat để chế thuốc chữa đau răng, lợi.

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Nhôm oxit

Ôxít nhôm hay nhôm ôxít là một hợp chất hóa học của nhôm và ôxy với công thức hóa học Al2O3. Nó còn được biết đến với tên gọi alumina trong cộng đồng các ngành khai khoáng, gốm sứ, và khoa học vật liệu. Nó có hệ số giãn nở nhiệt 0.063, nhiệt độ nóng chảy cao 2054°C.

Xem chi tiết

Lợi ích và tác hại của cà phê

Cà phê là một thức uống được pha chế bằng hạt cà phê rang được lấy từ các loại quả mọng của cây Coffea. Tác dụng có lợi của cà phê đối với cơ thể con người đã được nhiều nghiên cứu chứng minh như người uống cà phê sẽ có tuổi thọ cao hơn, giảm nguy cơ ung thư 20%; nguy cơ tiểu đường type 2 giảm 20%; nguy cơ mắc Parkinson giảm 30%, nguy cơ mắc bệnh tim giảm 5%. Vậy cụ thể, uống cà phê sẽ mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe và liệu cà phê có tác hại nào khi sử dụng hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xem chi tiết

Kim loại kiềm thổ

Các kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Chúng bao gồm những nguyên tố: berili (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và radi (Ra). Chúng được gọi là kim loại kiềm thổ vì một mặt các oxit CaO, SrO và BaO tan được trong nước cho dung dịch kiềm mạnh và mặt khác các oxit đó có độ tan bé và độ bền nhiệt cao, nghĩa là có những tính chất của chất mà ngày xưa các nhà giả kim thuật gọi là "thổ" (nghĩa là đất). Để đơn giản khi phân loại nguyên tố, ta xếp Be và Mg vào nhóm kim loại kiềm thổ cùng với Ca, Sr, Ba. Chúng là những kim loại hoạt động và hoạt tính đó tăng lên dần từ Be đến Ra

Xem chi tiết

Phân bón hóa học

Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Phân hóa học là loại phân bón sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Đây là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng.

Xem chi tiết

Amoni nitrat (AN)

Amoni nitrat hay còn gọi ammonium nitrate là một hợp chất hóa học, có công thức hóa học là NH4NO3, là một tinh thể màu trắng và hòa tan cao trong nước trong nhiệt độ bình thường và áp suất tiêu chuẩn. Nó thường được dùng trong nông nghiệp làm phân bón và cũng được sử dụng làm chất ôxi hóa trong thuốc nổ phục vụ mục đích khai thác đá và xây dựng dân dụng, phổ biến nhất là dùng làm thiết bị nổ tự tạo.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

Cr2O3Cr(OH)3

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Crom(III) oxit và chất Cromi(III) hidroxit

Xem thêm

NaCrO2CuFeS2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Sodium chromite và chất Chalcopyrit

Xem thêm

K2SO3K2SO4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Kali sunfit và chất Kali sunfat

Xem thêm

KClOCu2S

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Kali hypoclorit và chất Đồng(I) sunfua

Xem thêm

Nhà Tài Trợ