Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Cao su thiên nhiên | Khái niệm hoá học

Cao su thiên nhiên được lấy từ nhựa của một số loài cây, nhưng chủ yếu là cây hevea brasiliensis có nguồn gốc ở Braxin, được trồng nhiều ở Nam Mĩ, Châu Phi, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.


1. Cây cao su và nhựa cao su

Cao su thiên nhiên được lấy từ nhựa của một số loài cây, nhưng chủ yếu là cây hevea brasiliensis có nguồn gốc ở Braxin, được trồng nhiều ở Nam Mĩ, Châu Phi, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Để khai thác, người ta khía vỏ cây cao su thành rãnh xung quanh thân cây theo đường xoắn cho nhựa chảy ra rồi hứng lấy nhựa (còn gọi là mủ cao su hay latex). Trong nhựa cao su có khoảng 40% là chất rắn, trong đó có tới 90% là hợp chất cao phân tử của hidrocacbon không no, 10% là các thành phần khác như protein, lipit, gluxit, muối vô cơ...
Để sơ chế, làm đông tụ nhựa cao su, người ta cho axit axetic hay axit fomic vào, nhựa cao su đông tụ thành tảng, lấy ra hun sấy, thu được cao su thô hay cao su sống, gọi là crep.
Trong thiên nhiên còn một loại cây khác, là balata hay gutta-peccha, cũng lấy được từ vỏ cây chất có tính đàn hồi tương tự cao su gọi là gutta-peccha, nhưng khối lượng phân tử và cấu hình khác với phân tử cao su thiên nhiên.

hinh-anh-cao-su-thien-nhien-169-0

Cây cao su và mủ cao su

2. Cấu trúc của cao su thiên nhiên

Cao su thiên nhiên có công thức nguyên là (C5H8)n.
Khi đun nóng cao su ở nhiệt độ khoảng 300oC, người ta thu được isopren. Ozon hóa cao su tạo thành ozonit rồi thủy phân cho một sản phẩm với hiệu suất tới 90% là andehit levulic .
Từ các dữ liệu trên có thể suy ra rằng cao su thiên nhiên là polime của isopren

hinh-anh-cao-su-thien-nhien-169-1
với n = 20.000

Trong mạch cao phân tử của cao su có cấu tạo lập thể điều hòa dạng cis, có thể biểu diễn như sau:

hinh-anh-cao-su-thien-nhien-169-2

Còn gutta-peccha, có thành phần phân tử và hóa tính gần như đồng nhất với cao su nhưng hệ số trùng hợp n = 600 đến 700 và các mắt xích đều có cấu hình tran

3. Tính chất

Cao su có tính chất đặc biệt là tính đàn hồi, tức là tính có thể biến dạng khi có lực cơ học bên ngoài tác dụng vào (kéo, nén...) và trở lại dạng ban đầu khi lực thôi tác dụng.

Tính đàn hồi của cao su do cấu tạo của nó gây nên: trong phân tử polime của cao su còn có nhiều nối đôi, có cấu trúc mạch hình sợi với cấu hình cis ở các mắt xích. Bình thường các chuỗi polime xoắn lại hoặc cuộn lại. Khi kéo căng, các chuỗi đó duỗi ra làm sợi cao su dãn ra; khi ngừng kéo các chuỗi đó lại cuộn lại nên sợi cao su có xu hướng co về hình dạng ban đầu.

Ngoài ra, cao su còn có một số tính chất lí, hóa học khác nhau như: cao su không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước; cao su tan được trong một số hidrocacbon như benzen, xăng, dầu thông và trong một số dẫn xuất halogen như clorofom, nhưng không tan trong các dung môi phân cực như ancol, axeton, nước...

Phân tử polime của cao su còn nhiều nối đôi nên cao su hay bị lão hóa khi để lâu ngoài không khí, nhất là được xúc tiến khi đun nóng hay chiếu sáng... làm thay đổi tính chất cơ lí của cao su, làm giảm độ bền, vẻ đẹp.

Cũng do các liên kết đôi trong phân tử nên cao su còn có thể tham gia phản ứng với clo, HCl... tạo nên các dẫn xuất của cao su có nhiều ứng dụng trong thực tế. Chẳng hạn như:

- Cao su clo hóa: Là cao su thiên nhiên đã cho tác dụng với clo. Trong quá trình tương tác đã xảy ra phản ứng cộng clo vào liên kết đôi và cả phản ứng thế. Thành phần và cấu tạo của cao su clo hóa không cố định mà tùy thuộc vào điều kiện phản ứng. Tùy theo thành phần clo trong phân tử, tính chất của cao su clo hóa sẽ khác nhau: cao su có 40% clo thì mềm, còn cao su có chứa 65% clo lại rắn và bền hóa học. Cao su clo hóa được dùng trong việc chế sơn, vecni, thuốc vẽ. Sơn cao su rất bền, dùng để sơn vạch đường, sơn bể, thùng chứa H2O2, làm giấy bọc chống ẩm...

- Cao su hidro clorua: là cao su thu được do tác dụng của hidro clorua với cao su tự nhiên. Phản ứng cộng xảy ra cũng tuần theo quy tắc Maccopnhicop. Cao su hidroclorua cũng có nhiều ứng dụng, thường dùng để chế sơn, tạo màng chống ẩm. 

Ngoài ra, cao su còn tham gia phản ứng với hdiro tạo ra cao su hidro và tác dụng được với lưu huỳnh.

4. Sự lưu hóa cao su

Là sự chế hóa cao su với lưu huỳnh để khắc phục hạn chế của cao su là dính ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ thấp.

Có hai phương pháp lưu hóa cao su:

Lưu hóa nóng: đun nóng cao su với lưu huỳnh ở nhiệt độ khoảng 130-145oC.

Lưu hóa lạnh: chế hóa cao su với dung dịch lưu huỳnh trong CS2. Ở nhiệt độ thường và có thể thay lưu huỳnh bằng S2Cl2.

Khi lưu hóa, một số liên kết pi mở ra, hoặc sự thế ở hidro đính với cacbon bên cạnh nối đôi, tạo thành những cầu nối giữa các mạch polime nhờ các nguyên tố lưu huỳnh, do đó những phân tử rất lớn có cấu trúc mạng lưới không gian được tạo ra:

hinh-anh-cao-su-thien-nhien-169-3

 Các phân tử polime cao su trên nhờ có cấu trúc mạng lưới không gian nên tính chất cơ lí hơn hẳn cao su thô: đàn hồi hơn, bền đối với nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hữu cơ, có khả năng chống thấm khí, chống ẩm tốt hơn.

Thông thường, khối lượng lưu huỳnh trong cao su lưu hóa chiếm khoảng 3- 4% khối lượng cao su thô. Nếu thành phần lưu huỳnh cao hơn (25-40%), sản phẩm tạo thành rất cứng gọi là ebonit dùng làm vật liệu cách điện.

Trong thực tế sản xuất, quá trình lưu hóa coa su thường thực hiện đồng thời với quá trình gia công cao su thành vật phẩm. 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Nước

Nước là hợp chất phổ biến nhất trong thiên nhiên. Ba phần tử bề mặt của Trái Đất được nước bao phủ. Nó tập trung chủ yếu vào đại dương và biển. Ngoài ra nước còn có ở trong khí quyển, ở trong đất và là một cấu tử chính của tế bào sinh vật.Nước có công thức phân tử là H2O, là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi và không vị. Lớp nước dày có màu xanh lam nhạt. Nước là dung môi quan trọng nhất trong thiên nhiên và trong kĩ thuật. Nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong môi trường nước, quan trọng nhất là những phản ứng sinh hóa học xảy ra ở trong cơ thể sinh vật. Về mặt hóa học nước là hợp chất rất có khả năng phản ứng. Nó kết hợp với nhiều oxit của các nguyên tố và với các muối, tương tác được với nhiều nguyên tố.

Xem chi tiết

Chất ưa nước

Chất ưa nước là những chất bị thu hút bởi phân tử nước và có khả năng tan trong nước. Chúng thường là các phân tử có cực, tích điện và có khả năng tạo thành liên kết hidro. Điều này làm cho các phân tử này tan không chỉ trong nước mà còn trong các dung môi phân cực khá

Xem chi tiết

Aldehyde

Aldehyde là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hidro. Aldehyde đơn giản nhất là fomaldehyde. Nhiều aldehyde có nguồn gốc thiên nhiên được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm như geranial (trong tinh dầu hoa hồng), xitrolenal (trong tinh dầu bạch đàn), vanilin, piperonal....

Xem chi tiết

Kim loại kiềm

Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Nhóm này bao gồm những nguyên tố: Liti (Li), natri (Na); Kali (K); Rubidi (Rb), Xeci (Cs) và Franxi (Fr). Sở dĩ được gọi là kim loại kiềm vì hidroxit của chúng là chất kiềm mạnh. Franxi là nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Chúng là các nguyên tố hoạt động mạnh và ít khi tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên.

Xem chi tiết

Xà phòng

Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia nữa. Công thức hóa học của xà phòng là muối natri panmitat (C15H31COONa) hoặc natri stearat (C17H35COONa). Xà phòng có ưu điểm là không gây hại cho da, cho môi trường vì chúng dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật có trong thiên nhiên.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

I2K

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Iot và chất kali

Xem thêm

K2CO3K2Cr2O7

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất kali cacbonat và chất Kali dicromat

Xem thêm

K2OK2S

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất kali oxit và chất kali sulfua

Xem thêm

K2S2O8K3PO4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Kali disulfat và chất kali photphat

Xem thêm