king33

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Aldehyde là gì?

Aldehyde là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hidro. Aldehyde đơn giản nhất là fomaldehyde. Nhiều aldehyde có nguồn gốc thiên nhiên được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm như geranial (trong tinh dầu hoa hồng), xitrolenal (trong tinh dầu bạch đàn), vanilin, piperonal....


1. Định nghĩa

Aldehyde là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hidro.

Thí dụ, H-CH=O: Aldehyde fomic (metanal); CH3-CH=O: Aldehyde axetic (Etanal)..

Nhóm -CH=O là nhóm chức aldehyde.

2. Phân loại

Dựa theo đặc điểm cấu tạo của gốc hydrocacbon và theo số nhóm -CHO trong phân tử, người ta chia thành aldehyde no, không no, thơm; aldehyde đơn chức, đa chức.

Thí dụ:

Aldehyde no, mạch hở, đơn chức là hợp chất trong phân tử có một nhóm -CH=O liên kết với gốc alkyl hoặc nguyên tử hydro. Các chất H-CH=O; CH3-CHO; CH3CH2-CHO,... lập thành dãy đồng đẳng aldehyde no, mạch hở, đơn chức, có công thức cấu tạo thu gon là CxH2x+1-CHO (x≥0) hay công thức chung CnH2nO (n≥1)

3. Danh pháp

- Tên thay thế của các aldehyde no, đơn chức, mạch hở được cấu tạo như sau:

Tên hydrocarbon no tương ứng với mạch chính + al

Mạch chính của phân tử aldehyde là mạch carbon dài nhất bắt đầu từ nhóm -CHO

hinh-anh-aldehyde-55-0

 

- Một số aldehyde có tên thông thường: aldehyde + tên acid tương ứng

Tên một số aldehyde no, đơn chức được trình bày dưới đây

4. Đặc điểm cấu tạo

Nhóm -CHO có cấu tạo như sau: hinh-anh-aldehyde-55-1

Trong nhóm -CHO, liên kết đôi C=O gồm một liên kết σ bền và một liên kết π kém bền hơn, tương tự liên kết đôi C=C trong phân tử alken, do đó aldehdye có một số tính chất giống alken.

5. Tính chất vật lý

Ở điều kiện thường, các aldehyde đầu dãy đồng đẵng là chất khí (HCHO sôi ở -19oC, CH3CHO sôi ở 21oC) và tan rất tốt trong nước. Các aldehyde tiếp theo là chất lỏng hoặc chất rắn, độ tan trong nước của chúng giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

Dung dịch nước của aldehyde fomic được gọi là fomon. Dung dịch bão hòa của aldehyde fomic (Có nồng độ 37-40%) được gọi là fomalin.

6. Tính chất hóa học

a. Phản ứng với các amin

Aldehyd +amin → Imine+ nước

b. Phản ứng với alcol

CH3-CHO+CH3-CH2-OH → CH3-CH(OH)-CH2-CHO

c. Phản ứng hỗn hợp

d. Phản ứng cộng hạt nhân

e. Phản ứng khử (Phản ứng cộng với hidro)

Aldehyd cộng hidro (xúc tác Niken) đun nóng tạo ra ancol bậc I.

R-CHO + H2 → R-CH2OH

f. Phản ứng oxi hóa

- Phản ứng đặc trưng của aldehyd là phản ứng tráng gương:

R-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O.

Riêng HCHO có thể phản ứng tráng gương với tỉ lệ 1:4

HCHO + 4[Ag(NH3)2]OH  → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O.

- Các aldehyd còn tác dụng được với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch:

R-CH=O + 2Cu(OH)+ NaOH → R-COONa + Cu2O + 3H2O

Riêng đối với HCHO:

HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2Cu2O + 6H2O

Các aldehyd đa chức phản ứng theo tỉ lệ 1:2n (n là số chức -CHO).

- Ngoài ra aldehyd còn có phản ứng với dung dịch brom:

R-CHO + Br2 + H2O → R-COOH + 2HBr.

- Aldehyd cũng có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím KMnO4.

R-CHO + KMnO4 → RCOOK + MnO2 + H2O.

Aldehyd có phản ứng oxi hóa bởi O2 tạo ra axit cacboxylic tương ứng với xúc tác Mn2+ và ở nhiệt độ cao:

.

Các phản ứng: tráng gương, làm mất màu dung dịch brom, làm mất màu dung dịch thuốc tím dùng để nhận biết aldehye

7. Ứng dụng

Fomaldehyde được dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa phenol-fomaldehyde, nhựa ure-fomaldehyde.

Dung dịch nước cảu fomaldehyde (fomon) được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản, dùng trong kĩ nghệ da giày do có tính sát trùng.

Aldehyde acetic được dùng để sản xuất acid acetic làm nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất.

Nhiều aldehyde có nguồn gốc thiên nhiên được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm như geranial (Trong tinh dầu hoa hồng)....

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hàn the là gì?

Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử nước (Na2B4O7.10H2O). Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 90 độ.

Xem chi tiết

Metan

Metan còn có tên gọi khác là khí đầm lầy, khí bùn là một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử CH4, là ankan đơn giản nhất và là thành phần chính của khí thiên nhiên. Metan là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng trong đời sống và cho công nghiệp.

Xem chi tiết

Phương pháp trao đổi ion

Quá trình tương tác của dung dịch với pha rắn có tính chất trao đổi lớn trong pha rắn với còn có trong dung dịch. Và quá trình được dùng để tách các kim loại Pb, Zn, Cu, Hg, Cr, Ni, Cd, Mn… hợp chất As, P, CN các chất lỏng phóng xạ khỏi nước thải. Quá trình trao đổi ion có thể sử dụng với cation và anion hữu cơ hoặc vô cơ.

Xem chi tiết

Hóa lượng tử

Hóa học lượng tử là ngành hóa học ứng dụng cơ học lượng tử để quyết các vấn đề cơ bản của hóa học như miêu tả tính chất điện của các nguyên tử và phân tử liên quan đến các phản ứng hóa học giữa chúng. Nên tảng của hóa lượng tử là mô hình sóng về nguyên tử, coi nguyên tử được tạo thành từ một hạt nhân mang điện tích dương và các electron quay xung quanh. Để biết được sự phân bố xác suất các electron chuyển động xung quanh người ta phải giải phương trình Schrödinger.

Xem chi tiết

Nguyên tử khối (A)

Nguyên tử khối hay số khối của nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt neutron. Số khối là đại lượng đặc trưng của một nguyên tố hóa học.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

P4S10[Zn(NH3)4]SO4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Tetraphotpho decasunfua và chất Tetraamminezinc sulfate

Xem thêm

RbHSO4Rb2S2O3

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Rubidi hidrosunfat và chất Rubidi Thiosunfat

Xem thêm

[Rb(H2O)6]Na3PO2S2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Hexaaquarubidium(I) ion và chất Natri dithiophotphat

Xem thêm

Na3POS3Ba3XeO6

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Natri trithiophotphat và chất Bari xenonat

Xem thêm

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 25/04/2024