Tìm kiếm chất hóa học

Hãy nhập vào chất hoá học để bắt đầu tìm kiếm

Lưu ý: có thể tìm nhiều chất cùng lúc mỗi chất cách nhau 1 khoảng trắng, ví dụ: Na Fe

Nguyên Tố Bảng Tuần Hoàn

Nguyên Tố Bảng Tuần Hoàn


Iốt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho dinh dưỡng của loài người. Tại những vùng đất xa biển hoặc thiếu thức ăn có nguồn gốc từ đại dương; tình trạng thiếu iốt có thể xảy ra và gây nên những tác hại cho sức khỏe, như sinh bệnh bướu cổ hay thiểu năng trí tuệ. Đây là tình trạng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc dùng muối iốt như muối ăn hằng ngày (có chứa nhiều hợp chất iốt có thể hấp thụ được) có thể giúp chống lại tình trạng này. Các ứng dụng khác của iốt là: Là một trong các halogen, nó là vi lượng tố không thể thiếu để hình thành hormone tuyến giáp, thyroxine và triiodothyronine, trong cơ thể sinh vật. Thuốc bôi iot (5% iốt trong nước/êtanol) dùng trong tủ thuốc gia đình, để khử trùng vết thương, khử trùng bề mặt chứa nước uống Hợp chất iot thường hữu ích trong hóa hữu cơ và y khoa. Muối iotua bạc (AgI) dùng trong nhiếp ảnh. Muối iotua kali (KI) có thể dùng để điều trị bệnh nhân bị ảnh hưởng của thảm họa hạt nhân để rửa trôi đồng vị phóng xạ I-131, kết quả của phản ứng phân hạch hạt nhân. Chu kỳ bán rã của I-131 chỉ là 8 ngày, do đó thời gian điều trị chỉ kéo dài vài tuần, trong thời gian để bán rã hết cần phải có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp nguy cơ phóng xạ không có phản ứng phân hạch hạt nhân, như bom bẩn, không cần dùng phương pháp này. KI cũng có thể rửa Cs-137, một sản phẩm khác của phản ứng phân hạch hạt nhân, vì Cs có quan hệ hóa học với K, nhưng natri iotua cũng có tác dụng như vậy. NaI hay có trong muối ăn ít natri. Tuy nhiên Cs-137 có chu kỳ bán rã kéo dài tới 30 năm, đòi hỏi thời gian điều trị quá dài. Wonfram iotua được dùng để làm ổn định dây tóc của bóng đèn dây tóc. Nitơ triiotua là chất gây nổ không bền. Iốt-123 dùng trong y khoa để tạo ảnh và xét nghiệm hoạt động của tuyến giáp. Iốt-131 dùng trong y khoa để trị ung thư tuyến giáp và bệnh Grave và cũng dùng trong chụp ảnh tuyến giáp. Nguyên tố iốt (không nằm trong hợp chất với các nguyên tố khác) tương đối độc đối với mọi sinh vật.

Trạng thái: đang cập nhật...

– Clorua vôi được sử dụng cho việc khử trùng nước uống hoặc nước bể bơi. Nó được sử dụng như một thuốc diệt trùng trong bể bơi ngoài trời. – Clorua vôi cũng là một thành phần trong các loại bột tẩy trắng sợi, chưa kể nó còn được sử dụng để tẩy rêu tảo và xú uế.

Trạng thái: đang cập nhật...

Nó được dùng chủ yếu trong công nghiệp giấy và bột giấy trong chu trình Kraft. Nó dùng để xử lý nước như chất loại bỏ tạp chất oxi, trong công nghiệp nhiếp ảnh để ngăn các dung dịch tráng phim khỏi oxi hoá, làm chất tẩy trong công nghiệp in ấn, làm tác nhân khử clo và lưu huỳnh, và trong nghề da để sulfit hoá các sản phẩm thuộc da. Nó được dùng làm tác nhân tạo gốc sulfometyk và sulfonat trong sản xuất hoá chất. Nó được dùng trong sản xuất hoá chất cao su, thuốc nhuộm sulfua và các hợp chất hoá học khác. Ngoài ra nó còn được dùng trong nhiều ứng dụng khác như tách quặng, thu hồi dầu, bảo quản thực phẩm, chế thuốc nhuộm, và chất tẩy.

Trạng thái: đang cập nhật...

Mangan(II) sunfat thường nói đến một hợp chất vô cơ với công thức hóa học MnSO4. Chất rắn dễ chảy nước màu hồng nhạt này là muối mangan(II) có ý nghĩa thương mại lớn. Gần 260 nghìn tấn mangan(II) sunfat đã được sản xuất trên toàn thế giới vào năm 2005. Chất này là tiền chất để sản xuất mangan kim loại và nhiều hợp chất khác. Đất đai nông nghiệp bị thiếu vi lượng mangan được cân bằng lại bằng muối này.

Trạng thái: đang cập nhật...

1. Hợp chất nitơ Phân tử nitơ trong khí quyển là tương đối trơ, nhưng trong tự nhiên nó bị chuyển hóa rất chậm thành các hợp chất có ích về mặt sinh học và công nghiệp nhờ một số cơ thể sống, chủ yếu là các vi khuẩn (xem Vai trò sinh học dưới đây). Khả năng kết hợp hay cố định nitơ là đặc trưng quan trọng của công nghiệp hóa chất hiện đại, trong đó nitơ (cùng với khí thiên nhiên) được chuyển hóa thành amôniắc (thông qua phương pháp Haber). Amôniắc, trong lượt của mình, có thể được sử dụng trực tiếp (chủ yếu như là phân bón), hay làm nguyên liệu cho nhiều hóa chất quan trọng khác, bao gồm thuốc nổ, chủ yếu thông qua việc sản xuất axít nitric theo phương pháp Ostwald. Các muối của axít nitric bao gồm nhiều hợp chất quan trọng như xanpet (hay diêm tiêu- trong lịch sử nhân loại nó là quan trọng do được sử dụng để làm thuốc súng) và nitrat amôni, một phân bón hóa học quan trọng. Các hợp chất nitrat hữu cơ khác, chẳng hạn trinitrôglyxêrin và trinitrotoluen (tức TNT), được sử dụng làm thuốc nổ. Axít nitric được sử dụng làm chất ôxi hóa trong các tên lửa dùng nhiên liệu lỏng. Hiđrazin và các dẫn xuất của nó được sử dụng làm nhiên liệu cho các tên lửa. 2. Khí nitơ Nitơ dạng khí được sản xuất nhanh chóng bằng cách cho nitơ lỏng (xem dưới đây) ấm lên và bay hơi. Nó có nhiều ứng dụng, bao gồm cả việc phục vụ như là sự thay thế trơ hơn cho không khí khi mà sự ôxi hóa là không mong muốn.[18] để bảo quản tính tươi của thực phẩm đóng gói hay dạng rời (bằng việc làm chậm sự ôi thiu và các dạng tổn thất khác gây ra bởi sự ôxi hóa),[19] trên đỉnh của chất nổ lỏng để đảm bảo an toàn Nó cũng được sử dụng trong: sản xuất các linh kiện điện tử như tranzito, điốt, và mạch tích hợp (IC). sản xuất thép không gỉ, bơm lốp ô tô và máy bay do tính trơ và sự thiếu các tính chất ẩm, ôxi hóa của nó, ngược lại với không khí (mặc dù điều này là không quan trọng và cần thiết đối với ô tô thông thường Ngược lại với một số ý kiến, nitơ thẩm thấu qua lốp cao su không chậm hơn không khí. Không khí là hỗn hợp chủ yếu chứa nitơ và ôxy (trong dạng N2 và O2), và các phân tử nitơ là nhỏ hơn. Trong các điều kiện tương đương thì các phân tử nhỏ hơn sẽ thẩm thấu qua các vật liệu xốp nhanh hơn. Một ví dụ khác về tính đa dụng của nó là việc sử dụng nó (như là một chất thay thế được ưa chuộng cho điôxít cacbon) để tạo áp lực cho các thùng chứa một số loại bia,[21] cụ thể là bia đen có độ cồn cao và bia ale của Anh và Scotland, do nó tạo ra ít bọt hơn, điều này làm cho bia nhuyễn và nặng hơn. Một ví dụ khác về việc nạp khí nitơ cho bia ở dạng lon hay chai là bia tươi Guinness. 3. Nitơ lỏng Nitơ hóa lỏng. Nitơ lỏng được sản xuất theo quy mô công nghiệp với một lượng lớn bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng và nó thường được nói đến theo công thức giả LN2. Nó là một tác nhân làm lạnh (cực lạnh), có thể làm cứng ngay lập tức các mô sống khi tiếp xúc với nó. Khi được cách ly thích hợp khỏi nhiệt của môi trường xung quanh thì nó phục vụ như là chất cô đặc và nguồn vận chuyển của nitơ dạng khí mà không cần nén. Ngoài ra, khả năng của nó trong việc duy trì nhiệt độ một cách siêu phàm, do nó bay hơi ở 77 K (-196°C hay -320°F) làm cho nó cực kỳ hữu ích trong nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn trong vai trò của một chất làm lạnh chu trình mở, bao gồm: làm lạnh để vận chuyển thực phẩm bảo quản các bộ phận thân thể cũng như các tế bào tinh trùng và trứng, các mẫu và chế phẩm sinh học. trong nghiên cứu các tác nhân làm lạnh để minh họa trong giáo dục trong da liễu học để loại bỏ các tổn thương da ác tính xấu xí hay tiềm năng gây ung thư, ví dụ các mụn cóc, các vết chai sần trên da v.v.[24] Nitơ lỏng có thể sử dụng như là nguồn làm mát để tăng tốc CPU, GPU, hay các dạng phần cứng khác. Nitơ lỏng là nitơ ở trạng thái lỏng, nhiệt độ của nó rất là thấp khoảng -196 độ C, ở nhiệt độ này thì bạn cũng biết nó có thể phá hủy mọi thứ liên quan đến cơ thể sống. Nitơ là một trong các loại khí công nghiệp và có ứng dụng rộng rãi, là khí trơ, không màu, không mùi, không độc hại, không gây cháy nổ. Nitơ lỏng có trọng lượng riêng là 0,807g/ml và có hằng số điện môi là 1,4. Số nguyên tử của nó là 7. Nitơ chiếm 78% trong bầu khí quyển, nitơ lỏng được nén lại bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí => thu được nitơ long và oxi lỏng => Các khí nitơ lỏng nào sẽ được đưa vào thùng chứa và đưa vào sử dụng trong công nghiệp Các khí nitơ này đưa vào công nghiệp sẽ có hệ thống giàn hóa hơi biến khí Nitơ long này trở lại thành khí Nitơ thông thường Sau khi qua giàn hóa hơi nitơ được hóa hơi sẽ đưa qua các van áp để phân chia vào công nghiệp Nitơ lỏng được ứng dụng trong hằng trăm lĩnh vực kể không bao giờ hết cả, từ lĩnh vực thực phẩm đến lĩnh vực dệt nhuôm và còn rất nhiều lĩnh vực khác.

Trạng thái: đang cập nhật...

Kali oxit (K2O) là một hợp chất của kali và oxy. Chất rắn này có màu vàng nhạt, và là oxit đơn giản nhất của kali. Kali oxit là một hợp chất hiếm khi thấy, vì nó có khả năng phản ứng rất mạnh với các chất khác. Một số hóa chất thương mại, như phân bón và xi măng, được khảo sát giả định thành phần phần trăm có thể tương đương với hỗn hợp hợp chất của K2O.

Trạng thái: đang cập nhật...

- Đinitơ pentoxit là một oxit có công thức là N2O5, không bền và là một chất nổ. Đinitơ pentôxít không tạo được từ phản ứng giữa nitơ và oxy. - Dinitrogen pentoxide có liên quan đến việc chuẩn bị thuốc nổ - Dinitrogen pentoxide, ví dụ như một giải pháp trong chloroform , đã được sử dụng làm thuốc thử để giới thiệu chức năng NO 2 trong các hợp chất hữu cơ

Trạng thái: đang cập nhật...

1. Phân bón: Các ion kali là thành phần thiết yếu trong dinh dưỡng thực vật và được tìm thấy trong hầu hết các loại đất.[8] Chúng được dùng làm phân bón cho nông nghiệp, trồng trọt và thủy canh ở dạng kali clorua (KCl), kali sulfat (K2SO4), hoăc nitrat (KNO3). Phân bón nông nghiệp tiêu thụ 95% các hóa phẩm của kali trên toàn cầu, và khoảng 90% kali được cung cấp ở dạng KCl.[8] Thành phần kali trong hầu hết thực vật dao động từ 0,5% đến 2% khối lượng các vụ mùa, thường ở dạng K2O. Các vụ mùa năng suất cao phụ thuộc vào lượng phân bón để bổ sung cho lượng kali mất đi do thực vật hấp thu. Hầu hết phân bón chứa kali clorua, trong khi kali sulfat được dùng cho các vụ mùa nhạy cảm với clorua hoặc vụ mùa cần lượng lưu huỳnh cao hơn. Kali sulfat được tạo ra chủ yếu bằng sự phân giải các khoáng phức của kainit (MgSO4·KCl·3H2O) và langbeinit (MgSO4·K2SO4). Chỉ có rất ít phân bón chứa kali nitrat. Trong năm 2005, khoảng 93% sản lượng kali trên thế giới đã được tiêu thụ bởi các ngành công nghiệp phân bón 2. Thực phẩm Cation kali là dưỡng chất thiết yếu cho con người và sức khỏe. Kali clorua được dùng thay thế cho muối ăn nhằm giảm lượng cung cấp natri để kiểm soát bệnh cao huyết áp. USDA liệt kê pa tê cà chua, nước cam, củ cải đường, đậu trắng, cà chua, chuối và nhiều nguồn thức ăn khác cung cấp kali được xếp theo mức độ giảm dầm hàm lượng kali Kali natri tartrate (KNaC4H4O6, Rochelle salt) là một thành phần chính của bột nở; nó cũng được sử dụng trong các gương mạ bạc. Kali bromat (KBrO3) là một chất ôxy hóa mạnh (E924), được dùng để tăng độ dẻo và độ nở cao của bột bánh mì. Kali bisulfit (KHSO3) được dùng làm chất bảo quản thực phẩm, như trong rượu vang và bia (nhưng không có trong thịt). Nó cũng được sử dụng để tẩy trong dệt-nhuộm và thuộc da 3. Công nghiệp Kali hydroxit KOH là một ba-zơ mạnh, được dùng ở mức độ công nghiệp để trung hòa các a-xít mạnh và yếu, để khống chế pH và để sản xuất các muối kali. Nó cũng được dùng để làm bánh xà phòng từ mỡ và dầu trong công nghiệp tẩy rửa và trong các phản ứng thủy phân như các este.Kali nitrat (KNO3) được lấy từ các nguồn tự nhiên như guano và evaporit hoặc được sản xuất từ công nghệ Haber; nó là một chất ôxy hóa trong thuốc súng (thuốc súng đen) và là một loại phân bón quan trọng. Kali cyanua (KCN) được dùng trong công nghiệp để hòa tan đồng và các kim loại quý, đặc biệt là bạc và vàng, bằng cách tạo ra ở dạng phức chất. Những ứng dụng của nó gồm khai thác vàng, mạ điện, và đúc điện (electroforming) của các kim loại này; nó cũng được dùng trong tổng hợp hữu cơ để tạo ra nitriles. Kali cacbonat (K2CO3 hay potash) được dùng trong sản xuất thủy tinh, xà phòng, ống phóng màn hình màu, đèn huỳnh quan, dệt nhuộm và chất tạo màu Kali permanganat (KMnO4) là một chất ôxi hóa, có tính tẩy mạnh và được sử dụng trong sản xuất saccharin. Kali clorat (KClO3) được cho vào vật liệu nổ. Kali bromua (KBr) đước đây được sử dụng làm thuốc an thần và trong nhiếp ảnh. Kali cromat (K2CrO4) được dùng trong mực,[97] nhuộm, chất tạo màu (màu vàng đỏ sáng); trong chất nổ và pháo hoa; trong thuộc da, trong giấy bẫy ruồi và diêm an toàn, tất cả các ứng dụng trên do tính chất của ion cromat hơn là các ion kali Hợp kim NaK với điểm nóng chảy thấp và sức căng bề mặt cao được dùng làm chất làm mát trong một số lò phản ứng hạt nhân nhanh và vệ tinh ra đa RORSAT của Liên Xô.

Trạng thái: đang cập nhật...

Đừng lầm Natri cacbonat với Natri bicacbonat. Natri cacbonat là một chất rất ăn mòn không dùng trong thức ăn uống, đặc biệt trong khuôn khổ gia đình hay thủ công. Trong công nghiệp, natri cacbonat được dùng để nấu thủy tinh, xà phòng, làm giấy, đồ gốm, phẩm nhuộm, dệt, điều chế nhiều muối khác của natri như borat, cromat... Sản xuất keo dán gương, thủy tinh lỏng.

Trạng thái: đang cập nhật...

Natri hiđrophotphat có thể dùng trong món Cream of Wheat để tăng tốc độ nấu, như được miêu tả trên phần nguyên liệu của gói sản phẩm. Natri hiđrophotphat được dùng với natri photphat trong nhiều ứng dụng nồi hơi. Nó cung cấp photphat tự do để làm chậm quá trình hình thành lớp cặn canxi. Natri hiđrophotphat và natri hiđrophotphat được dùng như một thuốc nhuận tràng muối để chữa chứng táo bón hay để làm sạch ruột trước khi nội soi.

Trạng thái: đang cập nhật...

Làm thủy tinh Natri oxit là một thành phần đáng kể của thuỷ tinh và các ô kính mặc dù nó được thêm vào dưới dạng "soda" (natri cacbonat). Natri oxit không tồn tại rõ ràng trong thuỷ tinh, vì thuỷ tinh là những polyme liên kết đan xéo nhau phức tạp. Điển hình, thuỷ tinh được sản xuất ra chứa khoảng 15% natri oxit, 70% silica và 9% vôi (CaO). "Soda" natri cacbonat hoạt động như một luồng để làm giảm nhiệt độ silica nóng chảy. Thuỷ tinh soda có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiều so với thuỷ tinh thuần khiết, và có độ đàn hồi cao hơn. Những sự thay đổi trên xảy ra vì silica và soda phản ứng với nhau tạo thành natri silicat có công thức tổng quát Na2[SiO2]x[SiO3]. Na2CO3 → Na2O + CO2 Na2O + SiO2 → Na2SiO3

Trạng thái: đang cập nhật...

Natri iođua thường dùng để điều trị và ngăn ngừa chứng thiếu iot. Natri iođua được dùng trong các phản ứng trùng hợp, ngoài ra còn trong phản ứng Finkelstein (như dung dịch axeton) cho việc chuyển hoá ankyl clorua sang ankyl iođua. Điều này dựa vào tính không tan của natri clorua trong axeton để chuyển hướng phản ứng. R-Cl + NaI → R-I + NaCl Natri iođua hoạt hoá phát quang với tali, NaI(Tl), khi bị bức xạ ion hoá sẽ phát ra photon và được dùng trong các máy dò nhấp nháy (scintillation detector), chủ yếu trong y học hạt nhân, địa vật lý, vật lý hạt nhân và trong các phép đo môi trường. NaI(Tl) là vật liệu phát quang được dùng rộng rãi nhất và có lượng sản xuất lớn nhất trong các vật liệu dò phát quang. Các tinh thể được gắn với các ống nhân quang (photomultiplier tube), trong bình kín, vì natri iođua có tính hút ẩm. Một vài thông số (như độ phóng xạ, lưu ảnh, độ sáng) có thể đạt đến bằng cách thay đổi việc hình thành tinh thể. Tinh thể ở độ kích thích cao được dùng trong máy tìm kiếm tia X với chất lượng quang phổ cao. Natri iođua có thể được dùng ở dạng đơn tinh thể hoặc đa tinh thể cho mục đích này. Natri iođua phóng xạ, Na131I, được dùng để điều trị ung thư tuyến giáp và chứng ưu năng tuyến giáp

Trạng thái: đang cập nhật...

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

HBrOHNH-CH2-COOH

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Axit bromic(I) và chất Glixin

Xem thêm

C17H35COOHSiC

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Axit Stearic; sáp trứng cá và chất Silic cacbua

Xem thêm

Ca(C17H35COO)2C2H4(OH)2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Canxi Stearat và chất Etilen glicol

Xem thêm

C6H6Cl6C6H5CH2Cl

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Lindane và chất Benzyl clorua

Xem thêm