I. AXIT
1. Định nghĩa
Theo thuyết Areniut axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Ví dụ:
HCl → H+ + Cl-
CH3COOH ⇄ H+ + CH3COO-
Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các cation H+ trong dung dịch
2. Axit nhiều nấc
Những axit phân li nhiều nấc ra nhiều cation H+ gọi là axit nhiều nấc, những axit chỉ phân li một nấc gọi là axit một nấc.
Ví dụ:
H3PO4 ⇄ H+ + H2PO4-
H2PO4- ⇄ H+ + HPO42-
HPO42- ⇄ H+ + PO43-
II. BAZO
Theo thuyết Areniut bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
Ví dụ: NaOH → Na+ + OH-
III. HIDROXIT LƯỠNG TÍNH
Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
Ví dụ:
Zn(OH)2 ⇄ Zn2+ + 2OH-
Zn(OH)2 ⇄ ZnO22- + 2H+
Tất cả các hiđroxit lưỡng tính đều là chất ít tan trong nước và điện li yếu.
IV. MUỐI
1. Định nghĩa
Khái niệm
Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ ( hiđrocó tính axit) được gọi là muối trung hòa.
Ví dụ: NaCl , KNO3, KMnO4...
Muối mà anion gốc axit của muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ thì muối đó được gọi là muối axit.
Ví dụ: NaHCO3, Na2HPO4, NaHSO4...
2. Sự điện li của muối trong nước
Hầu hết các muối khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2...