Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Saponin | Khái niệm hoá học

Saponin còn gọi là saponosid do chữ la tinh Sapo = xà phòng (vì nó tạo bọt như xà phòng), là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Người ta cũng phân lập được saponin trong động vật như hải sâm, cá sao.


1.      Định nghĩa

Saponin còn gọi là saponosid do chữ la tinh Sapo = xà phòng (vì nó tạo bọt như xà phòng), là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Người ta cũng phân lập được saponin trong động vật như hải sâm, cá sao.

hinh-anh-saponin-312-0

Saponin có một số tính chất đặc biệt:

- Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hoá và tẩy sạch.

- Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng.

- Ðộc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm mất các chất điện giải cần thiết, ngoài ra có tác dụng diệt các loài thân mềm như giun, sán, ốc sên.

- Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu; liều cao gây nôn mửa, đi lỏng.

- Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-b-hydroxysteroid khác.  

Saponin còn gọi là saponosid do chữ latin sapo = xà phòng (vì tạo bọt như xà phòng),

Tuy vậy một vài tính chất trên không thể hiện ở một vài saponin.Ví dụ: sarsaparillosid thì không có tính phá huyết cũng như tính tạo phức với cholesterol.

Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong Cam thảo bắc, abrusosid trong Cam thảo dây, oslandin trong cây Polypodium vulgare có vị ngọt.Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng 3 dung môi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat, bari hydroxyd, ammoni sulfat. Saponin khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này để tinh chế saponin trong quá trình chiết xuất. Phần genin tức là sapogenin và dẫn chất acetyl sapogenin thường dễ kết tinh hơn saponin. Saponin triterpenoid thì có loại trung tính và loại acid, saponin steroid thì có loại trung tính và loại kiềm.

Về mặt phân loại, dựa theo cấu trúc hoá học có thể chia ra: saponin triterpenoid và saponin steroid.

2.      Phân loại

a. Saponin triterpenoid

- Saponin triterpenoid pentacyclic

            + Nhóm olean

            + Nhóm ursan

            + Nhóm lupan

            + Nhóm hopan

- Saponin triterpenoid tetracyclic

            + Nhóm Damaran

            + Nhóm Lanostan

            + Nhóm Cucurbitan

b. Saponin steroid

- Nhóm Spirostan

- Nhóm Furostan

- Nhóm Aminofcerostan

- Nhóm Spirosolan

- Nhóm Solanidan

- Saponin steroid có cấu trúc như mạch nhánh khác: polypodosaponin, oslandin.

3. Tác dụng

- Tác dụng long đờm, chữa ho. Saponin là dược liệu chính trong các dược liệu chữa ho như: viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên môn, mạch môn,…

- Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thông tiểu như rau má, tỳ giải, thiên môn, mạch môn,…

- Saponin có mặt trong một số vị thuốc bổ như nhân sâm, tam thất…

- Saponin làm tang sự thẩm thấu của tế bào. Sự có mặt saponin làm cho các hoạt chất khác dễ hòa tan và dễ hấp thu, ví dụ: digitonin trong lá digital.

- Một số saponin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus, chống ung thư.

- Sapogenin steroid dung làm nguyên liệu để tổng hợp các thuốc steroid.

- Digitonin dung để định lượng Cholesterol.

- Một số nguyên liệu chứa Saponin dung để pha nước gội đầu, giặt len dạ, tơ lụa.

4. Thảo dược chứa saponin:cam thảo, viễn chí, cát cánh (radix platycodi), bồ kết, ngưu tất, rau má, ngũ gia bì, chân chim, nhân sâm, tam thất, táo nhân, cam thảo dây, tỳ giải, cây dứa mỹ (agave), khúc khắc (smilax), mạch môn, thiên môn

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hợp chất tạp chức

Hợp chất tạp chức là hợp chất mà phân tử chứa từ 2 nhóm chức khác nhau trở lên.

Xem chi tiết

Phẩm nhuộm

Phẩm nhuộm là các chất màu có khả năng nhuộm màu bền lên các vật liệu. Sự tăng bước sóng max của phẩm nhuộm hay của chất màu về phía hấp thụ các tia có bước sóng dài từ màu tím đến màu đỏ gọi là sự thẫm màu batocrom. Sự giảm bước sóng max gọi là sự nhạt màu hay gọi là sự chuyển dịch hipsocrom.

Xem chi tiết

Khí hiếm

Các nguyên tố khí hiếm thuộc vào nhóm VIIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố và gồm có: heli (He), neon (Ne), agon (Ar), kripton (Kr), xenon (Xe) và radon (Rn). Các nguyên tử khí hiếm có lớp vỏ ngoài cùng là ns2np6 đã điền đủ electron. Cấu hình electron này rất bền như đã thấy qua năng lượng ion hóa cao của các khí hiếm, nhất là của những khí hiếm nhẹ. Chính lí thuyết cổ điển về liên kết ion và liên kết cộng hóa trị đều đã được xây dựng xuất phát từ tính bền của cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm.

Xem chi tiết

Hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử là thành phần cấu tạo nên nguyên tử và quyết định bản chất, sự tồn tại của nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là proton mang điện tích dương, nơtron không mang điện. Khối lượng của hạt nhân xấp xỉ bằng khối lượng nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có trị số điện tích khác nhau đối với các nguyên tử nguyên tố hóa học khác nhau.

Xem chi tiết

Aminoaxit

Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử có mặt đồng thời hai nhóm chức: Nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxylic (-COOH). Đáng chú ý là các amino axit tham gia trong thành phần phân tử của các protein đều thuộc loại anpha-amino axit. Trong số trên hai mươi amino axit thiên nhiên có những chất là amino axit không thay thế được. Đó là những amino axit cần cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Các amino axit này không thể tổng hợp được trong cơ thể động vật mà phải đưa từ ngoài vào qua thức ăn.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

FLi2FMg

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Diliti monoflorua và chất Magie monoflorua

Xem thêm

FMnFMnO3

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Mangan monoflorua và chất Mangan trioxit florua

Xem thêm

FMoFN

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Molypden monoflorua và chất Nitơ monoflorua

Xem thêm

FNOFNO2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Nitrosyl florua và chất Flo Nitrit

Xem thêm