Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Phân vi lượng | Khái niệm hoá học

Phân vi lượng là loại phân chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất. Nên bón phân vi lượng cùng với phân vô cơ hoặ hữu cơ, tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.


1. Phân vi lượng

Phân vi lượng là loại phân chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất. Nên bón phân vi lượng cùng với phân vô cơ hoặ hữu cơ, tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.

Phân vi lượng là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các loại nguyên tố vi lượng cho cây (B, Cl, Co, Fe, Mn, Mo, Zn, Cu). Nhiều khi còn cho thêm các nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm, chất kích thích sinh trưởng.

hinh-anh-phan-vi-luong-136-0

Phân bón vi lượng

2. Vai trò của các nguyên tố vi lượng

Các nguyên tố vi lượng (Zn, Cu, Fe, Mn, B, Mo) là các nguyên tố chỉ chiếm 10-4 đến 10-5 so với khối lượng khô, cây trồng có nhu cầu bón không nhiều, song trong hoạt động sống của cây các nguyên tố này có vai trò xác định không thể thiếu và không thể thay thế bằng các nguyên tố khác được.
Trước đây vai trò của các nguyên tố vi lượng ít được chú ý vì nhu cầu vi lượng thấp lại thường được đưa vào cùng với phân chuồng và các loại phân đa lượng khác.
Sau này các loại phân đạm, lân, kali đơn chất, đậm đặc và tinh khiết được bón ngày càng nhiều (phân urê chỉ có đạm, phân DAP chỉ có N và P). Bón nhiều phân thì năng suất cao song cũng khai thác triệt để các nguyên tố vi lượng trong đất mà nguồn cung cấp lại không có. Dần dần qua thực tiễn sản xuất người ta nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò không thể thiếu được của các nguyên tố vi lượng.
Thiếu nguyên tố vi lượng thì cây mắc bệnh và phát triển không bình thường, song nhiều nguyên tố vi lượng lại là các kim loại nặng nếu thừa thì độc cho cả cây và người tiêu thụ sản phẩm.
Cây thiếu vi lượng là do đất thiếu vi lượng (thiếu tuyệt đối). Cây thiếu vi lượng còn là do nhiều nguyên nhân khác như bón nhiều vôi, pH tăng làm nhiều nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn) bị cố định lại cây không đồng hóa được. Cây bị đói vi lượng còn do đối kháng về mặt dinh dưỡng như bón nhiều kali cây hút B ít đi gây hiện tượng thiếu Bo làm cây mắc bệnh (thối nõn dứa do thiếu B).
Việc quan sát cây trồng để xác định thiếu dinh dưỡng rất khó vì các triệu chứng trên lá thường không đặc trưng. Thí dụ rất khó phân biệt triệu chứng thiếu đạm, thiếu lưu huỳnh, thiếu sắt, thiếu molypden nếu chỉ quan sát trên bộ lá.
Muốn đánh giá việc thiếu vi lượng nếu không qua phân tích đất và lá thì phải dựa đầy đủ vào quá trình hình thành đất, nghiên cứu bản đồ địa chất, lịch sử sử dụng đất đai (chế độ canh tác, chế độ bón phân, loại phân đã sử dụng, mức độ thâm canh, tình hình sử dụng vôi và việc bón phân hữu cơ).
Phân vi lượng thường được cung cấp qua lá để tránh bị đất cố định. Phun qua lá việc cung cấp vi lượng vừa kịp thời vừa trực tiếp, lại tiết kiệm hơn.

a. Vai trò của Kẽm (Zn)

Zn cần cho nhiều chức năng hóa sinh cơ bản trong cây như: tổng hợp xytôchrom và nuclêôtit, trao đổi auxin, tạo diệp lục, hoạt hóa men và duy trì độ bền vững của màng tế bào.
Zn tích lũy trong rễ song lại có thể di chuyển từ rễ đến các bộ phận đang phát triển khác trong cây. Trong tán lá cây Zn lại di chuyển rất ít, đặc biệt là khi cây thiếu đạm. Triệu chứng thiếu Zn thường thấy trên lá non và lá bánh tẻ.
Rất nhiều cây trồng có phản ứng tích cực với Zn, nhất là trên đất đã liên tục được bón nhiều lân.
Triệu chứng thiếu kẽm (Zn)
- Triệu chứng thiếu chủ yếu xuất hiện trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn thứ hai và thứ ba tính từ ngọn cây.
- Ở ngô, từ một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các gân màu đỏ tía giữa gân giữa và các mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần thấp hơn của lá.
- Ở lúa mì, một dải theo chiều dọc các mô lá, màu trắng hoặc vàng, tiếp theo là đốm vàng úa giữa các gân lá và các tổn thương hoại tử màu trắng đến nâu ở giữa phiến lá, sự sụp đổ cuối cùng của các lá bị ảnh hưởng ở gần phía giữa.
- Ở lúa, sau cấy 15-20 ngày, các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già hơn sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu sẫm, toàn bộ lá trở nên màu nâu dỉ và bị khô trong vòng một tháng.
- Ở chanh cam, úa vàng giữa các gân lá không đều, các lá cuối cùng trở nên nhỏ và hẹp, sự hình thành nụ quả bị giảm mạnh, cây có cành bị chết.

b. Vai trò của Đồng (Cu)
Cu cần cho việc tổng hợp linhin (và do vậy đóng góp vào việc bảo vệ màng tế bào), có tác dụng chống đổ. Cu xúc tiến việc oxy hóa axit ascobic (Vitamin C), hoạt hóa các men oxidaza, phenolaza và plastoxyanin. Cu là tác nhân điều chỉnh trong các phản ứng men (tăng cường, ổn định và hạn chế) và là chất xúc tác các phản ứng oxy hóa-khử.
Đồng đóng vai trò then chốt trong các quá trình sau đây:
- Trao đổi đạm, prôtêin và hoccmôn.
- Quang hợp và hô hấp.
- Hình thành hạt phấn và thụ tinh.
Đồng thường được cung cấp dưới dạng thuốc trừ nấm. Nếu đã dùng thuốc bảo vệ thực vật có Cu thường không phải lo cây thiếu Cu.
Trồng cây trên đất than bùn, đất lầy thụt cây thường phản ứng tốt với việc bón Cu.
Triệu chứng thiếu đồng (Cu):
- Ở cây ngũ cốc, vàng và quăn phiến lá, sản lượng bông hạn chế và hình thể hạt kém, đẻ nhánh không rõ.
- Ở chanh cam, cây mới mọc bị chết, quả có những đốm nâu.

c. Vai trò của Sắt (Fe)

Fe cần cho việc vận chuyển êlectron trong quá trình quang hợp và các phản ứng oxy hóa-khử trong tế bào. Fe nằm trong thành phần của Fe-porphyrin và Ferrodoxin, rất cần cho pha sáng của quá trình quang hợp... Fe hoạt hóa nhiều enzim như catalaza, sucxinic dehydrôgenaz avà aconitaza.
Thiếu Fe việc hút K bị hạn chế. Ở các chân đất kiềm, đất hình thành trên đá vôi, đất đồi quá trình oxy hóa mạnh cây thường hay thiếu Fe.

Triệu chứng thiếu sắt (Fe):
- Úa vàng giữa các gân lá điển hình, các lá non nhất bị ảnh hưởng trước hết, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất.
- Trong trường hợp thiếu nặng, toàn bộ lá, gân và vùng giữa các gân lá chuyển màu vàng và cuối cùng có thể trở thành trắng nhợt.

c. Vai trò của Mangan (Mn)
Mangan tham gia các phản ứng oxyhóa-khử trong hệ thống vận chuyển êlectron và thải O2 trong quá trình quang hợp. Mn cũng hoạt hóa nhiều enzim như ôxidaza, perôxidaza, dehydrôgenaza, decarbôxilaza và kinaza.
Mangan cần thiết cho các quá trình sau đây:
Hình thành và ổn định lục lạp.
Tổng hợp prôtêin.
Khử nitrat thành NH4 trong tế bào.
Tham gia chu trình axit tricacbôxylic (TCA).
Mn++ xúc tác việc hình thành axit phôtphatidic trong việc tổng hợp phôtpholipit để xây dựng màng tế bào. Mn làm dịu độc Fe đối với cây.
Nhu cầu mangan của cây thường xuất hiện ở đất có pH > 5,8. ở đất chua hơn thường đất đã thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu Mn của cây (Katalymov M. V., 1965).

Triệu chứng thiếu mangan (Mn):
- Úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm úa vàng và hoại tử ở vùng giữa các gân lá.

- Xuất hiện những vùng hơi xám gần gốc các lá non hơn và trở thành vàng nhạt đến vàng da cam.
- Triệu chứng thiếu được biết phổ biến ở yến mạch là "vệt xám", ở đậu Hà Lan là "đốm lầy", ở mía là "bệnh vân sọc".

d. Vai trò của Bo (B)
Bo có vai trò hàng đầu trong việc xây dựng cấu trúc và tạo độ bền chắc cho màng nguyên sinh chất. Bo cần cho việc trao đối hydratcacbon, vận chuyển đường, tổng hợp nuclêôtit và linhin hóa thành tế bào. Thiếu B đỉnh sinh trưởng chết, nên giai đoạn phân hóa bông lúa mà thiếu B thì lúa không có bông. Thiếu B làm giảm sức sống của hạt phấn.
B không có mặt trong các men và không ảnh hưởng đến hoạt động men.
Việc định lượng B bón cần phải căn cứ vào đặc điểm sinh học của cây và tính chất đất. Ngưỡng thiếu và ngưỡng độc B của các loại cây mẫn cảm với B như: dưa chuột, đậu đũa, chanh, nho rất gần nhau, nên không cẩn thận bón thừa B sẽ có tác dụng tiêu cực.

Triệu chứng thiếu bo (B):
- Cây đang mọc bị chết (đầu chồi).
- Lá có kết cấu dày, đôi lúc cong lên và trở nên giòn.
- Hoa không hình thành và dễ sinh trưởng còi cọc.
- "Ruột nâu" ở cây có củ đặc trưng bởi những đốm thẫm màu trên phần dày nhất của rễ hoặc nứt nẻ ở phía giữa.
- Các loại quả như táo phát triển triệu chứng "xốp bên trong và bên ngoài".

e. Vai trò của môlypden (Mo)
Trong cây Mo tập trung trong men khử nitrat, nên cây thiếu Mo thì quá trình khử nitrat thành NH4+ trong cây không được thực hiện, nên cây đồng hóa NO3- mà vẫn thiếu protit và tích lũy NO3-
Môlypden do vậy rất cần cho các vi sinh vật cố định N tự do cũng như vi sinh vật cố định N cộng sinh.
Cũng chính vì vậy cây bộ đậu cần được cung cấp đủ Mo. Thiếu Mo cũng có triệu chứng như thiếu N.
Việc thiếu môlypden thường xảy ra trên đất chua. Khi tăng mỗi đơn vị pH có thể tăng 10 lần nếu đất có Mo.
Bón vôi làm tăng Mo dễ tiêu vì tăng pH. Các loại phân gây chua lại làm giảm Mo dễ tiêu. Do vậy bón nhiều và bón liên tục các loại phân gây chua sẽ mở rộng việc thiếu Mo.
Cây chỉ cần rất ít Mo (vài mg/ha) và thường dự trữ Mo trong hạt đã đủ phòng chống việc thiếu Mo cho cây trồng sau này. Weir và Hudson (1966) đã nhận xét: hầu như không thấy ngô, trồng ngay cả trên đất nghèo Mo, có triệu chứng thiếu Mo khi hàm lượng Mo trong hạt ngô cao hơn 0,08 mg/kg hạt, nhưng lại có triệu chứng thiếu Mo nếu hàm lượng Mo trong hạt xuống dưới 0,02 mg/kg hạt.

Triệu chứng thiếu môlypden (Mo):
- Đốm úa vàng giữa các gân của những lá dưới, tiếp đó là hoại tử (chết thối) mép lá và lá bị gập nếp lại.
- Ở xúp lơ, các mô lá bị héo tàn, chỉ còn lại gân giữa của lá và một vài mẩu phiến lá nhỏ.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hợp chất hữu cơ

Hợp chất hữu cơ là một lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa cacbon. Các hợp chất hữu cơ có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo.

Xem chi tiết

Đồng đẳng

Những hợp chất hữu cơ có thành phần có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm nguyên tử nhất định nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau gọi là những chất đồng đẳng. Nói rõ hơn, những chất đồng đẳng tuy có thành phần khác nhau những nhóm nguyên tử nhất định nhưng vì có cấu tạo tương tự nhau nên chúng có tính chất hóa học cũng tương tự nhau.

Xem chi tiết

Điện tích hạt nhân

Hạt nhân gồm các hạt proton và notron. Nếu hạt nhân có Z proton, thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

Xem chi tiết

Hợp chất đơn chức

Hợp chất đơn chức là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa duy nhất 1 nhóm chức.

Xem chi tiết

Tơ tổng hợp

Tơ tổng hợp là loại tơ được sản xuất từ polime tổng hợp. Tùy theo phương pháp điều chế, người ta chia tơ tổng hợp thành hai nhóm chính: tờ từ các polime ngùng ngưng và tơ từ các polime trùng hợp.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

LaBr3LaI3

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Lantan(III) bromua và chất Lantan iodua

Xem thêm

PrPO4LaCl3.7H2O

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Praseodymi(III) photphat và chất Lantan(III) clorua heptahidrat

Xem thêm

LaCO3(OH)LaClO

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Lantan hidroxit cacbonat và chất Lantan clorua oxit

Xem thêm

Yb2O3Yb

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Ytterbi oxit và chất Ytterbi

Xem thêm

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 25/11/2024