Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cách làm nến | Khái niệm hoá học

Trong những ngày lễ - hội, nến là món đồ không thể thiếu trên các bàn thờ tổ tiên, trong các chùa chiền, cung điện và gia đình. Vậy cách làm ra những cây nến như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!


1. Làm nến màu

Ngày tế (Tết dương lịch và âm lịch), nếu chúng ta có hàng nến với ngọn lửa lung linh, đủ màu sắc để đón giao thừa thì hay biết bao nhiêu. 

Xin mách bạn cách làm ra những cây nến màu. Thân nến màu đỏ, ngọn lửa cũng có màu đỏ. Thân nến màu xanh, ngọn lửa cũng có màu xanh... và còn tỏa ra mùi thơm quyến rũ nữa.

hinh-anh-cach-lam-nen-263-0

Cách làm

- Thân nến làm bằng parafin, có thể mua parafin tại các cửa hàng hóa chất hoặc mua loại nến rẻ tiền để lấy parafin.

- Chất tạo màu cho thân cây nến là những chất màu có thể tan trong parafin nóng chảy như methy xanh (màu xanh), auramin (màu vàng), rodamin, eosin (màu đỏ)...

Cũng có thể tạo màu cho thân cây nến bằng cách đơn giản hơn là dùng phấn màu để bôi lên cây nến.

- Bấc nến làm bằng sợi bông, sợi lanh... không dùng sợi tổng hợp. Để bấc cháy không có tàn cần tẩm bấc bằng dung dịch natri borat hoặc natri photphat rồi phơi khô.

- Chất tạo màu cho ngọn lửa là các muối vô cơ

Hòa tan riêng từng muối vô cơ vào nước để được dung dịch bão hòa. Tẩm bấc vào dung dịch muối bão hòa rồi phơi khô

Khi cháy ngọn lửa sẽ có màu như sau:

+ KCl hay KNO3: màu tím (bởi K+)

+ NaCl hay NaNO3: màu vàng (bởi Na+)

+ LiCl hay LiNO3: đỏ thắm (bởi Li+)

+ CaCl2 hay Ca(NO3)2: đỏ gạch (bởi Ca2+)

+ BaCl2 hay Ba(NO3)2: xanh nõn chuối (bởi Ba2+)

+ CuCl2 hay CuSO4: xanh da trời (Cu2+)

2. Làm nến thơm

 

Chất thơm: dùng nước hoa hay tinh dầu có thể hòa tan vào parafin khi nóng chảy

Khi đã chuẩn bị xong parafin để làm thân cây nến có màu và có mùi thơ; nến tẩm dung dịch muối vô cơ tạo màu cho ngọn lửa, ta tiến hành đổ khuôn để đúc thành cây nến.

Khuôn nến có thể dùng các ống bằng kim loại hay chất dẻo đã có sẵn hoặc gò bằng sắt tây.

Đặt bấc vào khuôn, sao cho đúng tâm rồi cố định phía dưới và phía trên. Nấu chảy parafin rồi đổ vào khuôn. Để nguội và tháo khuôn. 

Parafin nóng chảy ở 50-55oC nhưng cần đun quá nhiệt độ này. Thường đổ khuôn ở 60-65oC. Nếu đổ khuôn ở nhiệt độ thấp hơn, parafin sẽ đông cứng nhanh và bề mặt nến không nhẵn. Ở nhiệt độ cao hơn, độ nhớt quánh của parafin thấp làm nó dễ chảy qua các khe hở của khuôn.

Có thể đúc cây nến có nhiều màu, mỗi khúc một màu hoặc có vân bằng cách đúc từng khúc hay trộn lẫn các màu.

Cũng có thể dùng một chất vừa để tạo màu cho thân cây vừa tạo màu cho ngọn lửa. Thí dụ như:

+ Nến xanh lá cây: dùng crom (III) oxit. Màu ngọn lửa cũng xanh lá cây do ion Cr3+. Điều chế chất này bằng cách nhiệt phân muối amoni dicromat hoặc nung nóng natri dicromat với lưu huỳnh.

+ Nến vàng: dùng natri cromat làm màu cho thân nến. Ngọn lửa cũng vàng nhờ ion Na+

hinh-anh-cach-lam-nen-263-1

Trong những ngày lễ lớn chúng ta xem pháo hoa rực rỡ, muôn màu. Pháo hoa cũng được chế tạo theo nguyên tắc trên

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Đồng

Đồng là nguyên tố hóa học ở ô thứ 29, chu kì 4, nhóm IB trong bảng hệ thống tuần hoàn, có kí hiệu hóa học là Cu. Đồng là kim loại dẻo và độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn, bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Đồng được sử dụng làm chất dẫn điện và nhiệt, vật liệu xây dựng và thành phần của các hợp kim khác nhau.

Xem chi tiết

Liên kết kim loại

Liên kết kim loại là liên kết  được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể  do sự tham gia của các e tự do.

Xem chi tiết

Tinh thể nguyên tử

Tinh thể nguyên tử cấu tạo từ những nguyên tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể. Ở các nút của mạng tinh thể là những nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết cộng hóa trị.

Xem chi tiết

Vì sao đồng có nhiều màu?

Cho dù đồng không được sử dụng rộng rãi như sắt, thép, nhưng đồng có những ưu điểm mà sắt, thép không thể có được. Đồng tinh khiết có màu tím. Đồng tinh khiết dẫn điện, dẫn nhiệt rất tốt. Trong các kim loại thì trừ bạc ra, đồng có độ dẫn điện lớn nhất. Trong công nghiệp sản xuất đồ điện như dây điện, máy đóng ngắt điện, quạt điện, chuông điện, điện thoại, v.v. đều cần một lượng lớn đồng. Đồng màu tím hết sức tinh khiết, đồng tinh khiết thường được chế tạo bằng phương pháp điện phân.

Xem chi tiết

Hợp chất vô cơ

Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, acid H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

F3SiF3Sm

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Trifluorosilyl radical và chất Samari(III) triflorua

Xem thêm

F3TbF3Th

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Terbi triflorua và chất Thori triflorua

Xem thêm

F3TiF3Tl

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Titani triflorua và chất Thali(III) florua

Xem thêm

F3TmF3W

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Thuli triflorua và chất Tungsten triflorua

Xem thêm

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 25/11/2024