I. KHÁI NIỆM VỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Thí nghiệm
Chuẩn bị 3 dung dịch: BaCl2, Na2S2O3 và H2SO4 có cùng nồng độ 0,1M
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl (1)
Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + S↓ + SO2 (2)
Phản ứng (1): thấy xuất hiện kết tủa trắng ngay khi đổ H2SO4
Phản ứng (2): môt lát sau khi đổ H2SO4 mới xuất hiện màu trắng đục của S
2. Nhận xét
Để đánh giá người ta dùng khái niệm: tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
1. Ảnh hưởng của nồng độ
Thực hiện thí nghiệm (2) ở trên bằng các nồng độ khác nhau của, sau một thời gian phản ứng, thấy cốc đựng dung dịch Na2S2O3 nồng độ lớn thì vẫn đục nhiều hơn.
Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
2. Ảnh hưởng của áp suất
Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng
2HI(k) → H2 (k) + I2 (k)
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Cùng thực nghiệm thí nghiệm (2) ở hai điều kiện nhiệt độ khác nhau. Sau một thời gian thấy cốc có nhiệt độ cao hơn thì có màu trắng đục hơn.
Vậy khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng
4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc
Khi tăng diện tích của các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Ví dụ: Đá vôi tác dụng với dung dich HCl. Phản ứng xảy ra nhanh hơn nếu nghiền đá vôi
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
Ví dụ: 2H2O2 →(xt: MnO2) 2H2O + O2↑
III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.
- Để sản xuất được nhiều amoniac người ta phải dùng chất xút tác, tăng nhiệt độ và thực hiện phản ứng ở áp suất cao.
- Thực phẩm nấu trong nồi áp suất chóng chín hơn ở áp suất thường
- Than muốn cháy dễ thì đục các lỗ tròn để diện tích tiếp xúc với oxi tăng