Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

CHƯƠNG 5. Bài 19. Kim loại và hợp kim

Biết vị trí và cấu tạo của nguyên tử kim loại. Hiểu được những tính chất vật lý và hóa học của kim loại


A- KIM LOẠI

I- VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại có mặt ở:

- Nhóm IA (trừ nguyên tố hiđro) và IIA. Các kim loại này là những nguyên tố s

- Nhóm IIA (trừ nguyên tố bo), một phần các nhóm IVA,VA,VIA. Các kim loại này đều là những nguyên tố p.

- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB). Kim loại các nhóm B được gọi là những kim loại chuyển tiếp, chúng là những nguyên tố d.

- Họ lantan và actini. Các kim loại thuộc hai họ này là những nguyên tố f. Chúng được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.

Như vậy, các nguyên tố kim loại có mặt trong hầu hết các nhóm nguyên tố. Trong hơn 110 nguyên tố mà ngày nay đã biết, có tới khoảng 90 nguyên tố là kim loại.

hinh-anh-chuong-5-bai-19-kim-loai-va-hop-kim-384-0

II- TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI

1. Tính chất chung

Kim loại có những tính chất vật lí chung là: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim.

a) Tính dẻo

Khi tác dụng một lực cơ học đủ mạnh lên miếng kim loại, nó bị biến dạng. Sự biến dạng này là do các cation kim loại trong mạng tinh thể trượt lên nhau, nhưng không tách rời nhau là nhờ lực hút tĩnh điện của các electron tự do với các cation kim loại trong mạng tinh thể. Do vậy kim loại có tính dẻo.

hinh-anh-chuong-5-bai-19-kim-loai-va-hop-kim-384-1

Những kim loại có tính dẻo cao là Au,Ag,Al,Cu,Sn,.... Người ta có thể dát được những lá vàng mỏng tới 1/20 micromet (1 micromet bằng 1/1000mm), ánh sáng có thể đi qua được.

b) Tính dẫn điện

Nối một sợi dây kim loại với nguồn điện, các electron tự do đang chuyển động hỗn loạn trở nên chuyển động thành dòng trong kim loại. Đó là sự dẫn điện của kim loại. Nói chung nhiệt độ của kim loại càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm. Hiện tượng này được giải thích như sau: khi tăng nhiệt độ, sự dao động của các ion kim loại tăng lên, làm cản trở sự chuyển động của dòng electron tự do trong kim loại

Những kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau chủ yếu là do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu,Au,Al,Fe,...

Nếu quy ước độ dẫn điện của Hg là đơn vị thì độ dẫn điện của Ag là 49 của Cu là 46, của Au là 35,5, của Al là 26.

c) Tính dẫn nhiệt

Đốt nóng một đầu dây kim loại, những electron tự do ở vùng nhiệt độ cao có động năng lớn hơn, chúng chuyển động đến vùng có nhiệt độ thấp hơn của kim loại và truyền năng lượng cho các ion dương ở đây. Vì vậy, kim loại có tính dẫn nhiệt.

Nói chung, những kim loại nào dẫn điện tốt thì dẫn nhiệt cũng tốt. Tính dẫn nhiệt của kim loại giảm dần theo thứ tự Ag,Cu,Al,Fe,...

d) Ánh kim

Vẻ sáng của kim loại gọi là ánh kim. Hầu hết kim loại đều có ánh kim. Sỡ dĩ kim loại có ánh kim là do các electron tự do trong kim loại phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được.

Tóm lại, những tính chất vật lí chung của kim loại như trên chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra.

2. Tính chất riêng

Ngoài ra, kim loại còn có một số tính chất vật lí riêng biệt. Quan trọng hơn cả là: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng của kim loại,...

a) Khối lượng riêng

Những kim loại khác nhau có khối lượng riêng khác nhau rõ rệt. Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất, D=0,5g/cm3. Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là osimi (Os),D=22,6g/cm3.

Người ta quy ước, những kim loại có khối lượng riêng nhỏ hơn 5g/cm3 là những kim loại nhẹ như: Na,K,Mg,Al,... Những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 là những kim loại nặng, như: Fe,Zn,Pb,Cu,Ag,Hg,...

b) Nhiệt độ nóng chảy

Những kim loại khác nhau có nhiệt độ nóng chảy rất khác nhau. Có kim loại nóng chảy ở nhiệt độ thấp, như Hg nóng chảy ở −39oC, nhưng có kim loại nóng chảy ở nhiệt độ cao, như W (vonfam) nóng chảy ở 3410oC.

c) Tính cứng

Những kim loại khác nhau có tính cứng rất khác nhau. Có kim loại mềm như sáp, dùng dao cắt được dễ dàng như Na,K,...Ngược lại có kim loại rất cứng không thể dũa được, như W,Cr,...

Nếu chia độ cứng của chất rắn thành 10 bậc và quy ước độ cứng của kim cương là 10, thì độ cứng của một số kim loại như sau: Cr là 9, W là 7, Fe là 4,5, Cu và Al là 3. Kim loại có độ cứng thấp nhất là các kim loại thuộc nhóm IA, thí dụ Cs có độ cứng là 0,2.

Nhìn chung, một số tính chất vật lí của kim loại như khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng phụ thuộc vào độ bền của liên kết kim loại, nguyên tử khối, kiểu mạng tinh thể,...của kim loại.

III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI.

Từ những đặc điểm về cấu hình electron, độ âm điện, năng lượng ion hóa của nguyên tử kim loại, ta nhận thấy tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. Nói cách khác, nguyên tử kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương:  M→Mn++ne

1. Tác dụng với phi kim

Hầu hết các kim loại khử được phi kim thành ion âm.

Thí dụ:

4Al+3O2→to 2Al2O3

Cu+Cl2→to CuCl2

2. Tác dụng với axit

a) Đối với dung dịch HCl,H2SO4 loãng

Nhiều kim loại có thể khử được ion H+(H3O+) của các axit này thành H2.

Thí dụ:

Zn+H2SO4→ZnSO4+H2

Zn+2H+→Zn2++H2

Những kim loại có tính khử mạnh như K,Na,... sẽ gây nổ khi tiếp xúc với các dung dịch axit.

b) Đối với H2SO4 (đặc, nóng), HNO3

Hầu hết các kim loại (trừ Pt,Au) khử được N+5 và S+6 trong các axit này xuống số oxi hóa thấp hơn:

N+4(NO2);N+2(NO);N+1(N2O);N20;N−3(NH+4);S+4(SO2);S0;S−2(H2S)

Thí dụ:

hinh-anh-chuong-5-bai-19-kim-loai-va-hop-kim-384-2

3. Tác dụng với dung dịch muối

Kim loại hoạt động có thể khử được ion kim loại  kém hoạt động hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.

Thí nghiệm: Fe tác dụng với dung dịch CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 chảy chậm qua lớp mạt sắt

Quan sát hiện tượng: Giải thích.

Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe0+Cu+2SO4→Fe+2SO4+Cu0↓

4. Tác dụng với nước

- Những kim loại có tính khử mạnh như Na,K,Ca,... khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường.

Thí dụ:

2Na+2H2O→2NaOH+H2

 

- Một số kim loại có tính khử trung bình, như Zn,Fe,... khử được hơi nước ở nhiệt độ cao.

Thí dụ:

3Fe+4H2O→to Fe3O4+4H2

- Những kim loại có tính khử yếu như Cu,Ag,Hg,... không khử được H2O, dù ở nhiệt độ cao.

B- HỢP KIM

I- ĐỊNH NGHĨA

Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một vật liệu cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

Thí dụ: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác. Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.

II- TÍNH CHẤT CỦA HỢP KIM

Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim. Nhìn chung, hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự như của các đơn chất tham gia thành hợp kim, nhưng tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim lại khác rất nhiều so với tính chất các đơn chất.

Thí dụ:

- Hợp kim không bị ăn mòn: Fe−Cr−Mn (thép inoc),...

- Hợp kim siêu cứng: W−Co,Co−Cr−W−Fe,...

- Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn−Pb (thiếc hàn nóng chảy ở 2100C), có hợp kim gồm Bi−Pb−Sn nóng chảy ở 65oC.

- Hợp kim nhẹ, cứng và bền Al−Si,Al−Cu−Mn−Mg

III- ỨNG DỤNG CỦA HỢP KIM

Ngày nay con người có thể chế tạo ra được nhiều hợp kim có những tính chất hóa học, vật lí và cơ học rất quý, nên hợp kim được sử dụng rỗng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân.

Ngành công nghiệp chế tạo máy bay, ôtô, tên lửa , tàu vũ trụ cần những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao và áp suất lớn. Ngành công nghiệp dầu mỏ, công nghiệp hóa chất cần những hợp kim có tính bền hóa học và cơ học cao.Thép được dùng rộng rãi trong xây dựng và chế tạo máy. Các đồ dùng gia đình thường được dùng bằng các hợp kim không gỉ, vẻ sáng đẹp và không độc hại,...

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 23. Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

Nội dung bài học củng cố kiến thức về điều chế kim loại và ăn mòn kim loại; Rèn kĩ năng giải bài tập các dạng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn trong dung dịch.

Xem chi tiết

Bài 43. Ankin

Biết đồng đẳng, đồng phân, danh pháp vμ cấu trúc phân tử của ankin. Hiểu sự giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa ankin và anken. Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen

Xem chi tiết

CHƯƠNG 2 CACBOHIDRAT

Bài học tập trung tìm hiểu về cấu trúc dạng mạch hở của Glucozơ, các tính chất ở các nhóm chức của Glucozơ và vận dụng điều đó để giải thích các hiện tượng hóa học.

Xem chi tiết

Bài 26. Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, giúp các em học sinh biết được vị trí của kim loại kiềm thổ trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Kim loại kiềm thổ như Ca(OH) (Canxi hidroxit), CaCO (Canxi cacbonat), CaSO (Canxi sunfat)... Ngoài ra, các em sẽ được tìm hiểu thêm về nước cứng, nguyên tắc và phương pháp làm mềm nước cứng

Xem chi tiết

Bài 40. Ancol

Nội dung bài giảng Ancol tìm hiểu về Định nghĩa, phân loại ancol; Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc - chức và thay thế). Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước; Liên kết hiđro. Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy. Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. Ứng dụng của etanol. Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

CdCO3Cd(CH3COO)2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Cadmi cacbonat và chất Cadmi axetat

Xem thêm

CdCrO4CdF2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Cadmi cromat và chất Cadmi florua

Xem thêm

CdI2Cd(IO3)2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Cadmi iodua và chất Cadmi iodat

Xem thêm

CdMoO4Cd(NO3)2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Cadmi molybdat(VI) và chất Cadmi nitrat

Xem thêm

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 25/11/2024