A – KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Axit khi tan trong nước phân li ra ion H+
Bazơ khi tan trong nước phân li ra ion OH-
2. Hidroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ
3. Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH4+ ) và anion gốc axit.
Nếu gốc axit còn chứa hidro có tính axit , thì gốc đó tiếp tục phân li yếu ra cation H+ và anion gốc axit
4. Hằng số phân li axit Ka và hằng số phân li bazo Kb là các đại lượng đặc trưng cho lực axit và lực bazo của axit yếu và bazo yếu trong nước.
5. Tích số ion của nước KH2O = [H+] . [OH-] = 1,0.10-14(ở 25oC). Một cách gần đúng có thể coi giá trị tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.
6. Các giá trị [H+] và pH đặc trưng cho các môi trường
Môi trường trung tính: [H+] = 1,0.10-7M hoặc pH = 7,00
Môi trường axit: [H+] < 1,0.10-7M hoặc pH < 7,00
Môi trường kiềm: [H+] > 1,0.10-7M hoặc pH > 7,00
7. Màu của quỳ, phenolphtalein và chất chỉ thị vạn năng trong dung dịch ở các giá trị pH khác nhau.