KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Sắt
Nguyên tử Fe có cấu hình electron: [Ar] 3d64s2.
Sắt có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hóa yếu, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.
Với chất oxi hóa mạnh, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.
II. Hợp chất của sắt
1. Hợp chất sắt(II)
Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(II) là tính khử Fe2+ thành Fe3+. Hợp chất sắt(II) gồm: sắt(II) oxit (FeO), sắt(II) hiđroxit (Fe(OH)2), muối sắt(II).
2. Hợp chất sắt(III)
Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(III) là tính oxi hóa.Hợpchất sắt(III) gồm: sắt(III) oxit (Fe2O3), sắt(III) hiđroxit (Fe(OH)3), muối sắt(III).
III. Hợp kim của sắt
1. Gang
- Gang là hợp kim của sắt với cacbon trong đó có từ 2 - 5% khối lượng cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố Si, Mn, S,...
- Sản xuất gang theo nguyên tắc: Khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.
- Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang
2. Thép
- Thép là hợp kim của sắt chứa từ 0,01 - 2% khối lượng cacbon cùng với một số nguyên tố khác (Si, Mn, Cr, Ni,...).
- Sản xuất thép theo nguyên tắc: Giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Si, Mn,... có trong gang bằng cách oxi hóa các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.