Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Bài 36. Nước

Nước có thành phần và tính chất như thế nào ? Nước Có vai trò gì trong đời sống và sản xuất ? Phải làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm ?


I. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA NƯỚC 

1. Sự phân huỷ nước

- Khi có dòng điện một chiều chạy qua, nước bị phân huỷ thành khí hiđro và oxi

- Thể tích khí hiđro bằng 2 lần thể tích oxi.

2. Sự tổng hợp nước

- Sau khi đốt: Hỗn hợp gồm 4 thể tích H2 và O2 sẽ chỉ còn một thể tích O2

3. Kết luận 

Từ sự phân huỷ và tổng hợp nước, ta thấy : Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi. Chúng đã hoá hợp với nhau :

a) Theo tỉ lệ thể tích là hai phần khí hiđro và một phần khí oxi ;

b) Theo tỉ lệ khối lượng là 1 phần hiđro và 8 phần oxi hoặc 2 phần hiđro và 16 phần oxi. Suy ra : Ứng với 2 nguyên tử hiđro có 1 nguyên tử oxi.

Như vậy, bằng thực nghiệm người ta cũng tìm ra công thức hoá học của nước là : H2O. 

II. TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC

1. Tính chất vật lý

Nước là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày thì có màu xanh da trời), không mùi, không vị. Sôi ở 100 °C (ở áp suất khí quyển là 760 mm Hg), hoá rắn ở 0 °C thành nước đá và tuyết. Khối lượng riêng ở 4 °C là 1 g/ml (hoặc 1 kg/lít). Nước có thể hoà tan được nhiều chất rắn (đường, muối ăn...), chất lỏng (cồn, axit...), chất khí (HCl, NH3...).

Mùi và hương vị của nước:

Nước tinh khiết không có mùi và vị mặc dù con người có cảm biến đặc biệt có thể cảm nhận được sự có mặt của nước trong miệng, và ếch được biết là có khả năng ngửi thấy nước. Tuy nhiên, nước từ các nguồn thông thường lại thường có nhiều chất hòa tan, có thể làm cho nó có nhiều hương vị và mùi khác nhau. Con người và các động vật khác trong quá trình tiến hóa đã phát triển những giác quan cho phép họ đánh giá được chất lượng của nước bằng cách tránh nước quá mặn hoặc hôi.

Hình dáng và màu sắc của nước:

Nước không có màu, màu sắc của nước phụ thuộc vào góc phản xạ và khúc xạ của ánh sáng chiếu đến. Tuy nhiên, với độ dày 10 mét trở lên, màu sắc của nước (hoặc băng) thường là màu ngọc lam (màu xanh lục nhạt), vì phổ hấp thụ của nó có độ sắc nét tối thiểu ở màu tương ứng của ánh sáng (1/227 m −1 tại 418 nm). Độ dày càng tăng thì màu sắc càng trở nên mạnh và tối.

Nước không có hình dạng nhất định, hình dạng của nước phụ thuộc vào vật thể chứa nó.

2. Tính chất hóa học

Cấu tạo hóa học:  phân tử nước được tạo thành bởi một nguyên tử oxy liên kết với 2 nguyên tử hyđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Công thức hóa học của phân tử nước là H2O.

Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Na, K… tạo thành bazơ tan và khí hydro.

Nước có thể tác dụng với một số oxit bazo tan tạo thành hợp chất bazơ

Nước tác dụng với một số oxit axit thu được dung dịch axit.

Nước cũng hoá hợp với nhiều oxit axit khác như SO, SO2, N2O5 ... tạo ra axit tương ứng. 

Hợp chất tạo ra do nước hoá hợp với oxit axit thuộc loại axit. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

III. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT. CHỐNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC

Nước hoà tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Nước cũng tham gia vào nhiều quá trình hoá học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải... Lượng nước trên Trái Đất là rất lớn vì 3/4 diện tích Trái Đất là các đại dương, biển, hồ, sông ngòi. Có nhiều mỏ nước trong lòng đất. Nhưng sự phân bố nước trên bề mặt Trái Đất không đồng đều. Có nhiều vùng đất rất hiếm nước, đất đai biến thành sa mạc.

Lượng nước ngọt là rất nhỏ so với lượng nước trên Trái Đất. Nhiều nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm nặng do các chất thải sinh hoạt và chất thải công, nông nghiệp. Do đó phải sử dụng tiết kiệm nước. Mỗi người cần góp phần giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm : không được vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh rạch, sông ; phải xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển. 

1. Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi, chúng đã hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là hai phần khí hiđro và một phần khí oxi.

2. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 °C, hoà tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí.

3. Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca, ...) tạo thành bazơ và hiđro ; tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra bazơ như NaOH, KOH, Ca(OH)2 ; tác dụng với nhiều oxit axit tạo ra axit. 

 

Em có biết ? 

Khối lượng nước tiêu thụ trên thế giới được phân phối như sau : Từ 3 - 9% dùng trong nhu cầu sinh hoạt, từ 15 -17% dùng trong sản xuất công nghiệp, còn lại khoảng 80% dùng trong sản xuất nông nghiệp.

Nước còn là một trong những chỉ tiêu xác định mức độ phát triển của nền kinh tế xã hội. Thí dụ, để có được 1 tấn sản phẩm, lượng nước cần tiêu thụ như sau :Than cần từ 3-5 tấn nước, dầu mỏ từ 30-50 tấn nước, giấy từ 200-300 tấn nước, gạo từ 5000 - 10000 tân nước, thịt từ 20000 - 30000 tấn nước, 

 

 

 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 36. Xicloankan

Biết cấu trúc, đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan. Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của xicloankan

Xem chi tiết

Bài 6. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

Nội dung bài học giúp các bạn học sinh hiểu rõ về cấu tạo phân tử, những tính chất điển hình và ứng dụng của saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

Xem chi tiết

Bài 2. Axit, bazơ và muối

Bài giảng tìm hiểu về Định nghĩa axit, bazơ , hiđroxit lưỡng tính theo thuyết của A-rê-ni-uyt. Thế nào là Axit một nấc, axit nhiều nấc. Từ việc phân tích một số ví dụ về axit bazơ cụ thể, rút ra định nghĩa. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: Nhận biết được một chất cụ thể là axit , bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo định nghĩa. Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối cụ thể. Tính nồng độ mol trong dung dịch chất điện li mạnh.

Xem chi tiết

Bài 19. Luyện tập về Liên kết ion. Liên kết cộng hóa trị. Sự lai hóa các obitan nguyên tử

Củng cố kiến thức, vận dụng lý thuyết để làm một số dạng bài tập cơ bản

Xem chi tiết

Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Dầu mỏ và khí thiên nhiên là những tài nguyên quý giá ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Vậy dầu mỏ và khí thiên có ở đâu, được khai thác như thế nào, có thể tách ra được những sản phẩm nào và có những ứng dụng gì?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

Na4C(C17H35COO)2Ca

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Natri cacbua và chất canxi stearat

Xem thêm

C2H5OHCH2OH[CHOH]4COONH4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất rượu etylic và chất

Xem thêm

CH3COOCH3C6H5ONa

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất metyl axetat và chất

Xem thêm

C6H5COOCH3C6H5COONa

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất metyl benzoat và chất Natri benzoat

Xem thêm

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 25/11/2024