A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
I. SO SÁNH LIÊN KẾT ION, LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ VÀ LIÊN KẾT KIM LOẠI
1. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
- Giống nhau : Liên kết ion và liên kết cộng hoá trị giống nhau về nguyên nhân hình thành liên kết. Các nguyên tử liên kết với nhau để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
- Khác nhau : Liên kết ion và liên kết cộng hoá trị khác nhau về bản chất liên kết và điều kiện liên kết
Liên kết ion và liên kết cộng hoá trị không phân cực là hai trường hợp giới hạn của liên kết cộng hoá trị phân cực. Đối với hầu hết các chất trong tự nhiên không có ranh giới thật rõ rệt giữa liên kết ion và liên kết cộng hoá trị. Người ta thường dựa vào giá trị hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử của một liên kết để có thể biết được loại liên kết :
2. So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị và liên kết ion
Liên kết kim loại và liên kết cộng hóa trị giống nhay là có những electron chung của các nguyên tử, nhưng electron chung trong liên kết kim loại là của tất cả những nguyên tử kim loại có mặt trong đơn chất.
Liên kết kim loại và liên kết ion đều được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các phần tử tích điện trái dấu, nhưng các phần tử tích điện trái dấu trong liên kết kim loại là ion dương và các electron tự do.
II. TINH THỂ ION, TINH THỂ NGUYÊN TỬ, TINH THỂ PHÂN TỬ VÀ TINH THỂ KIM LOẠI
III. HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA
1. Hóa trị trong hợp chất ion
Trong các hợp chất ion , hóa trị của 1 nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của
nguyên tố đó.
2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị
Quy tắc : Trong các hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của 1 nguyên tố được xác định bằng số liên kết cộng
hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.
3. Số oxi hóa
Số oxi hóa của 1 nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử , nếu giả
định rằng mọi liên kết trong phân tử đều là liên kết ion.