I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Màu trắng xám, có ánh kim, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm, có tính nhiễm từ, là kim loại nặng, D= 7,86g/cm3, tonc= 1539oC
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với phi kim
- Tác dụng với oxi
Khi được đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ, trong đó sắt có hóa trị (II) và (III)
3Fe + 2O2 -> Fe2O3 (điều kiện nhiệt độ)
- Tác dụng với clo
Cho dây sắt quấn hình lò xo đã được nung nóng đỏ vào lọ đựng khí clo
Hiện tượng: Sắt cháy sáng tạo thành khối màu đỏ
Nhận xét: Sắt đã phản ứng với khí clo tạo thành sắt (III) clorua
2Fe + 3Cl -> 2FeCl3 (điều kiện nhiệt độ)
Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối
2. Tác dụng với dung dịch axit
Sắt tác dụng với dd HCl, H2SO4 loãng .., tạo thành muối sắt(II) và giải phóng khí H2 .
Fe + HCl -> FeCl2 + H2
Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội
3. Tác dụng với dung dịch muối
Sắt tác dụng với dung dịch muối CuSO4 tạo thành muối sắt (II)
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
Sắt cũng tác dụng với các dung dịch muối khác như AgNO3, Pb(NO3)2...giải phóng kim loại Ag, Pb.
Nhận xét: Sắt tác dụng với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành dd muối sắt và giải phóng kim loại trong muối.
Kết luận: Sắt có những tính chất hoá học của kim loại.
1. Sắt là kim loại, màu trắng xám, có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém nhôm. Sắt có tính nhiễm từ
2. Sắt có những tính chất hoá học của kim loại như: tác dụng với phi kim, dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng ... (trừ HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội), dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn. Sắt là kim loại có nhiều hoá trị.