I. QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NÓ
-Biết số thứ tự của nguyên tố ta suy ra số đơn vị điện tích hạt nhân.
-Biết số thứ tự của chu kì ta suy ra số lớp electron.
-Biết số thứ tự của của nhóm A thì ta suy ra số electron ở lớp ngoài cùng.
+ số thứ tự 19 nên Z = 19 có 19 proton, 19 electron.
+Chu kì 4 nên có 4 lớp electron.
+Nhóm IA là nguyên tốs có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
+ 1s22s22p63s23p64s1
II. QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ
-Vị trí có thể suy ra tính kim loại và phi kim
-Hóa trị cao nhất của nguyên tố đó với oxi, với hiđro (nếu có)
-Oxit, hiđroxit có tính axit hay bazơ.
Ví dụ:
-P thuộc nhóm VA chu kì 3 là phi kim
-Hóa trị cao nhất với oxi là 5 có công thức P2O5
-Hóa trị cao nhất với hiđro là 3 có công thức PH3
-P2O5 là oxit axit, H3PO4 là axit.
III. SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MỘT NGUYÊN TỐ VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN
Trong chu kì theo chiều tăng của Z:
-Tính phi kim tăng dần, tính kim loại yếu dần
-Oxit và hiđroxit của các nguyên tố có tính bazơ yếu dần đồng thời tính axit tăng dần.
*Trong nhóm A theo chiều tăng dần của Z:
-Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
-Oxit và hiđroxit của các nguyên tốcó tính bazơ tăng dần, tính axit giảm dần.
Ví dụ1:
-S có tính phi kim mạnh hơn P nhưng yếu hơn Cl2
-Oxit và axit của S có tính axit mạnh hơn của P nhưng yếu hơn của Cl2
Ví dụ2:
-Brom có tính phi kim mạnh hơn iôt nhưng yếu hơn Clo
-Oxit và iot yếu hơn của clo nhưng axit của brom có tính axit mạnh hơn của clo.