Nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy/nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy của một chất xảy ra, tức là chất đó chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng.
Nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn) gọi là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Thông thường điểm nóng chảy trùng với điểm đông đặc.
Không giống như điểm sôi, điểm nóng chảy là tương đối không nhạy cảm với áp suất.
Có một số chất, như thủy tinh, có thể làm cứng lại không qua giai đoạn kết tinh được gọi là chất rắn vô định hình. Các chất rắn vô định hình không có điểm nóng chảy cố định.
Điểm nóng chảy của nguyên tố thủy ngân là 234,32 K (−38.83 °C hay −37.89 °F). Chất có điểm nóng chảy (dưới áp suất khí quyển) cao nhất hiện nay được biết là than chì (hay còn gọi là graphit), có điểm nóng chảy 3.948 K. Heli có điểm nóng chảy ở nhiệt độ 0.95 K.
Nhiệt độ nóng chảy của Sắt
- Nhiệt độ nóng chảy của sắt là 1811 K (1538 °C; 2800 °F)
- Trong bảng tuần hoàn, sắt có ký hiệu là Fe. Số nguyên tử 26, phân nhóm VIIIB chu kỳ 4.
- Sắt nguyên chất tương đối mềm, nhưng không thể thu được bằng cách nấu chảy. Với một tỷ lệ carbon nhất định (từ 0,002% đến 2,1%) sẽ tạo ra thép, có độ cứng gấp 1000 lần so với sắt nguyên chất.
- Sắt là kim loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới.
- Với những đặc tính độ cứng, độ dẻo, độ chịu lực tốt. Sắt được ứng dụng trong sản xuất ô tô, thân tàu thủy lớn, các bộ khung cho các công trình xây dựng. Thép là hợp kim nổi tiếng nhất của sắt.
Nhiệt độ nóng chảy của Nhôm
- Nhiệt độ nóng chảy của nhôm là 933,47 K (660,32 °C; 1220,58 °F).
- Trong bảng tuần hoàn, sắt có ký hiệu là Al. Số nguyên tử 13, khối lượng riêng là 2,9 g/cm3.
- Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 (sau ôxy và silic), và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm chiếm khoảng 8% khối lớp rắn của Trái Đất.
- Nhôm và hợp kim nhôm đóng vai trò rất quan trọng cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, trong các lĩnh vực khác của giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc. Các hợp chất hữu ích nhất của nhôm là các ôxít và sunfat.
Nhiệt độ nóng chảy của Vàng
- Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1337,33 K (1064,18 °C; 1947,52 °F).
- Trong bảng tuần hoàn, vàng có ký hiệu là Au. Số nguyên tử 79.
- Vàng mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, không phản ứng với hầu hết các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo thành axit cloroauric cũng như chịu tác động của dung dịch xyanua của các kim loại kiềm.
- Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí và phần lớn hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn)
- Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và cũng được sử dụng trong các ngành trang sức, nha khoa và điện tử. Mã tiền tệ ISO của nó là XAU.
Nhiệt độ nóng chảy của Bạc
- Nhiệt độ nóng chảy của bạc là 1234,93 K (961,78 °C; 1763,2 °F).
- Trong bảng tuần hoàn, bạc có ký hiệu là Ag. Số nguyên tử 47.
- Bạc là một kim loại chuyển tiếp màu trắng, mềm. Có tính dẫn điện cao nhất trong bất kỳ nguyên tố nào và có độ dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả kim loại.
- Bạc là kim loại quý có giá trị lâu dài, được sử dụng làm đồng tiền xu, đồ trang sức, chén đũa và các đồ dùng trong gia đình và như một khoản đầu tư ở dạng tiền xu và nén.
- Kim loại bạc được dùng trong công nghiệp làm chất dẫn va tiếp xúc, trong gương và trong điện phân của các phản ứng hóa học. Các hợp chất của nó được dùng trong phim ảnh và bạc nitrat pha loãng được dùng làm chất tẩy khuẩn.
Nhiệt độ nóng chảy của Kẽm
- Nhiệt độ nóng chảy của kẽm là 692,68 K (419,53 °C; 787,15 °F).
- Trong bảng tuần hoàn, bạc có ký hiệu là Zn. Số nguyên tử 30.
- Kẽm là kim loại được sử dụng phổ biến hàng thứ tư sau sắt, nhôm, đồng tính theo lượng sản xuất hàng năm.
Nhiệt độ nóng chảy của Gang
- Nhiệt độ nóng chảy của gang từ 1150 đến 1200 °C, thấp hơn 300 °C so với sắt nguyên chất.
- Thành phần hóa học của gang bao gồm chủ yếu là Sắt (hơn 95% theo trọng lượng) và các nguyên tố hợp kim chính là Cacbon và Silic.
- Gang được phân thành 5 loại chính sau, bao gồm gang xám, gang xám biến trắng, gang cầu, gang giun, gang dẻo.
Nhiệt độ nóng chảy của Chì
- Nhiệt độ nóng chảy của chì là 600,61 K (327,46 °C; 621,43 °F).
- Trong bảng tuần hoàn, Chì có ký hiệu là Pb. Số nguyên tử 82.
- Chì là một kim loại mềm, nặng, độc hại và có thể tạo hình. Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khi tiếp xúc với không khí.
- Chì dùng trong xây dựng, ắc quy chì, đạn, và là một phần của nhiều hợp kim. Chì có số nguyên tố cao nhất trong các nguyên tố bền.
- Khi tiếp xúc ở một mức độ nhất định, chì là chất độc đối với động vật cũng như con người. Nó gây tổn thương cho hệ thần kinh và gây ra rối loạn não.
Nhiệt độ nóng chảy của Thiếc
- Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 505,08 K (231,93 °C, 449,47 °F).
- Trong bảng tuần hoàn, thiếc có ký hiệu là Sn. Số nguyên tử 50 .
- Thiếc có màu ánh bạc, nhiệt độ nóng chảy thấp (232 °C), rất khó bị ôxy hóa, ở nhiệt độ môi trường thiếc chống được sự ăn mòn.
- Nhờ đặc tính chống ăn mòn, người ta cũng thường tráng hay mạ lên các kim loại dễ bị ôxy hoá nhằm bảo vệ chúng như một lớp sơn phủ bề mặt, như trong các tấm sắt tây dùng để đựng đồ thực phẩm
Nhiệt độ nóng chảy của Thủy tinh
Như mọi chất rắn vô định hình, thủy tinh không có nhiệt độ nóng chảy nhất định. Natri nói chung được thêm vào để hạ nhiệt độ nóng chảy của thủy tinh. Sự bổ sung soda hay bồ tạt đôi khi còn hạ nhiệt độ nóng chảy xuống thấp hơn.