1. Chất gây nghiện là gì?
Chất gây nghiện nói chung là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể của một sinh vật sống có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng tạo ra sự phụ thuộc của cơ thể đối với chất đó hoặc cảm giác thèm thuồng, ghiền, nghiện ở các mức độ khác nhau.
Hóa học đã nghiên cứu làm rõ thành phần hóa học của những chất ma túy tự nhiên, ma túy nhân tạo và tác dụng sinh lý của chúng. Từ đó sử dụng chúng như là một loại thuốc chữa bệnh hoặc ngăn chặn tác hại của các chất gây nghiện.
Ma túy gồm những chất bị cấm như thuốc phiện, cần sa, heroin, cacoin, một số thuốc được dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc như moocphin, seduxen, những chất hiện nay chưa bị cấm sử dụng như thuốc lá, rượu,..
2. Một số chất gây nghiện thông dụng
Sau đây xin giới thiệu một số chất gây nghiện phổ biến:
a. Rượu: tùy thuộc vào nồng độ và cách sử dụng, rượu có thể tác dụng tốt hoặc làm suy yếu nghiêm trọng sức khỏe con người. Với nhiều người, uống một lượng nhỏ rượu cũng dẫn đến phản ứng chậm chạp, xử lí kém linh hoạt, thần kinh dễ bị kích động gây ra những trường hợp đáng tiếc như tai nạn, hành động bạo ngược... Trong rượu thường chứa một chất độc hại là etanal CH3-CHO gây nôn nao, khó chịu, nếu nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.
b. Nicotin (C10H14N2) có nhiều trong trong cây thuốc lá. Nó là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, có mùi thuốc lá, tan được trong nước. Khi hút thuốc lá, nicotin thấm vào máu và theo dòng máu đi vào phổi. Nicotin là một trong những chất độc mạnh (Từ 1 đến 2 giọt nicotin có thể giết chết một con chó), tính độc của nó có thể sánh với axit xianhidric HCN. Nicotin chỉ là một trong số các chất hóa học độc hại có trong khói thuốc lá (trong khói thuốc lá có chứa tới 1400 hợp chất hóa học khác nhau). Dung dịch nicotin trong nước được dùng làm thuốc trừ sâu cho cây trồng. Những người nghiện thuốc lá thường mắc bệnh về ung thư phổi và những bệnh lý ung thư khác.
c. Cafein (C8H10N4O2) có nhiều trong hạt cà phê, lá chè. Cafein là chất kết tinh không màu, vị đắng, tan trong nước và rượu. Cafein dùng trong y học với lượng nhỏ có tác dụng gây kích thích thần kinh. Nếu dùng cafein quá mức sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện.
d. Moocphin: có trong cây thuốc phiện, còn gọi là cây anh túc. Moocphin có tác dụng làm giảm đau hoặc mất cảm giác đau đớn. Từ moocphin lại tinh chế được heroin có tác dụng hơn moophin nhiều lần, độc và rất dễ nghiện.
CTCT của moocphin
e. Hassish: là hoạt chất có trong cây cần sa còn gọi là bồ đà có tác dụng chống co giật, chống nôn mửa nhưng có tác dụng kích thích mạnh và gây ảo giác.
f. Thuốc an thần như là seduxen, meprobamat... có tác dụng chữa bệnh, gây mất ngủ, dịu cơn đau nhưng có tác dụng gây nghiện
g. Amphetamin: chất kích thích hệ thần kinh dễ gây nghiện, gây choáng, rối loạn thần kinh nếu dùng thường xuyên.
Nghiện ma túy sẽ dẫn đến rối loạn tâm, sinh lí. Thí dụ như rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Tiêm chích ma túy gây trụy tim mạch dễ dẫn đến tử vong.
Do đó, để phòng chống ma túy, không được dùng một số thuốc chữa bệnh quá liều chỉ định của bác sĩ, không sử dụng thuốc khi không biết tính năng, tác dụng và luôn nói không với ma túy.