Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Bán kính nguyên tử | Khái niệm hoá học

Bán kính nguyên tử của một nguyên tố hóa học là kích thước nguyên tử của nguyên tố đó, thường là khoảng cách trung bình tính từ tâm của hạt nhân nguyên tử đến ranh giới ngoài cùng của đám mây electron.


1. Bán kính nguyên tử

Bán kính nguyên tử của một nguyên tố hóa học là kích thước nguyên tử của nguyên tố đó, thường là khoảng cách trung bình tính từ tâm của hạt nhân nguyên tử đến ranh giới ngoài cùng của đám mây electron. Vì ranh giới này không phải là một thực thể vật lý được xác định rõ ràng, nên có nhiều định nghĩa không tương đồng về bán kính nguyên tử. Ba định nghĩa đưhinh-anh-ban-kinh-nguyen-tu-67-0ợc sử dụng phổ biến về bán kính nguyên tử là bán kính Van der Waals, bán kính ion, và bán kính cộng hóa trị tương ứng với 3 kiểu liên kết hóa học.

Tùy thuộc vào mỗi định nghĩa, thuật ngữ có thể chỉ áp dụng cho các nguyên tử bị cô lập, hoặc cũng cho các nguyên tử ở trang thái vật chất kết chặt, liên kết cộng hóa trị trong phân tử, hoặc trong các trạng thái kích thích và ion hóa; và giá trị của nó có thể được thu nhận thông qua các thí nghiệm, hoặc tính toán bằng các mô hình lý thuyết. Theo một vài định nghĩa, giá trị bán kính phụ thuộc vào trạng thái của nguyên tử.

Các electron không có quỹ đạo nhất định, hoặc dãi được xác định rõ ràng. Thêm nữa, các vị trí của chúng phải được mô tả là phân phối xác suất là tình trạng giảm dần khi ra xa hạt nhân, mà không có ranh giới rõ rệt. Ngoài ram ở trạng thái cô đặc/nén chặt và phân tử, các đám mây electron của nguyên tử thường chồng lấn ở một mức độ nhất định, và một vài electron có thể di chuyển trên một vùng rộng lớn giữa hai hoặc nhiều nguyên tử.

Định nghĩa phổ biến nhất, bán kính của các nguyên tử trung hòa cô lập nằm trong khoảng 30 đến 300 pm (hay 0,3 đến 3 angstrom). Tuy nhiên, bán kính của nguyên tử gấp 10.000 lần bán kính hạt nhân của nó (1–10 fm), và nhỏ hơn 1/1000 bước sóng của ánh sáng nhìn thấy (400–700 nm).

- Bán kính kim loại của một nguyên tố kim loại bằng nửa khoảng cách giữa tâm của các nguyên tử kim loại ở gần nhau nhất trong mạng lưới tinh thể kim loại.
- Bán kính cộng hóa trị của một nguyên tử bằng nửa khoảng cách giữa hạt nhân hai nguyên tử của cùng một nguyên tố tạo thành liên kết đơn cộng hóa trị.

Ví dụ, phân tử hidro gồm hai nguyên tử hidro liên kết với nhau bằng một liên kết đơn cộng hóa trị, khoảng cách giữa hai hạt nhân nguyên tử hidro bằng 74pm, vậy bán kính cộng hóa trị của nguyên tử hidro bằng 37 pm.

hinh-anh-ban-kinh-nguyen-tu-67-1

2. Sự biến đổi bán kính nguyên tử trong cùng một chu kì

a. Trong cùng một chu kì

Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố s,p có khuynh hướng giảm liên tục.

Nguyên nhân là vì trong cùng một chu kì số lớp electron của nguyên tử là như nhau, hiệu ứng chắn của các electron lớp bên trong là như nhau; từ trái qua phải, số điện tích hiệu dụng hạt nhân tăng, kết quả là hạt nhân hút electron lớp ngoài cùng ngày một mạnh hơn, bán kính nguyên tử giảm dần. 

Bán kính của các nguyên tố d có khuynh hướng giảm chậm và không đều. Các nguyên tố f sự thay đổi còn chậm hơn nữa.

b. Trong cùng một nhóm

Sự biến đổi bán kính nguyên tử trong một nhóm

a. Đối với các nguyên tố thuộc nhóm A, từ trên xuống, bán kính nguyên tử có khuynh hướng tăng. Lí do: số lớp electron tăng, hiệu ứng chắn gây bởi electron bên trong tăng dần.

b. Đối với các nguyên tố thuộc nhóm B, khi chuyển từ nguyên tố đầu nhóm (chu kì 4) đến nguyên tố thứ hai (chu kì 5) bán kính có tăng lên, nguyên tố thứ hai đến nguyên tố thứ ba (chu kì 6) lẽ ra bán kính phải tăng thì thực tế bán kính ít thay đổi (có khi không đổi hoặc giảm chút ít), đó là do sự co rút lantan của 14 nguyên tố f đã đủ để bù trừ sự tăng bán kính phải xảy ra khi chuyển từ chu kì 5 qua chu kì 6. Kết quả có 10 nguyên tố d có bán kính cộng hóa trị xấp xỉ nhau, có cấu hình electron như nhau và có nhiều tính chất tương tự.

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Chất

Chất có khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.

Xem chi tiết

Thù hình

Thù hình là hiện tượng một nguyên tố hóa học tồn tại ở một số dạng đơn chất khác nhau. Những dạng đơn chất khác nhau của một nguyên tố hóa học được gọi là dạng thù hình.

Xem chi tiết

N2O (Dinitơ monoxit)

N2O (Dinitơ monoxit) là một chất khí tự nhiên không màu và không cháy. Nó có thể được sản xuất và sử dụng cho nhiều thứ khác nhau như một chất dược lý để sản xuất thuốc mê, một chất phụ gia thực phẩm làm chất đẩy, và một chất phụ gia vào nhiên liệu để tăng lượng oxy có sẵn trong quá trình đốt cháy.

Xem chi tiết

Oxit bazơ

Oxit bazơ là các hợp chất hóa học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxi và có bazơ tương ứng. Các oxit bazơ tan được trong nước gồm các kim loại kiềm (Li, Na, K,...) và kim loại kiềm thổ (Mg, Ca, Ba,...) trừ Be.

Xem chi tiết

Cách làm nến

Trong những ngày lễ - hội, nến là món đồ không thể thiếu trên các bàn thờ tổ tiên, trong các chùa chiền, cung điện và gia đình. Vậy cách làm ra những cây nến như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

FeSeFeTe

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Sắt(II) selenua và chất Sắt(II) telurua

Xem thêm

FeTiO3FeVO4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Sắt(II) titanat và chất Sắt vanadi oxit

Xem thêm

FeWO4FeZrO3

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Sắt(II) tungstat(VI) và chất sắt(II) metazirconat

Xem thêm

Fe2I2Fe2I4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Đisắt diiodua và chất Sắt(II) tetraiodua

Xem thêm