Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 8

Chúng ta hãy tìm hiểu về sự chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất

Advertisement

Nội dung bài học


Advertisement

I. CHUYỂN ĐỔI GIỮA LƯỢNG CHẤT VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT NHƯ THẾ NÀO ?

Thí dụ

Em có biết 0,25 mol CO2 có khối lượng là bao nhiêu gam ? Biết khối lượng mol của CO2 là 44 g/mol.

- Khối lượng của 0,25 mol CO2 là: 

mCO2 = 44 x 0,25 = 11 (g)

Nhận xét : Nếu đặt n là số mol chất, M là khối lượng mol chất và m là khối lượng chất, ta có công thức chuyển đổi sau : 

m = n x M (g) rút ra n = m/M (mol)  ; M = m/n (g/mol)

Từ những công thức chuyển đổi trên, em hãy cho biết :

- 32 g Cu có số mol là bao nhiêu,

- Khối lượng mol của hợp chất A, biết rằng 0,125 mol chất này có khối lượng là 12,25 g. 

II. CHUYỂN ĐỔI GIỮA LƯỢNG CHẤT VÀ THỂ TÍCH CHẤT KHÍ NHƯ THẾ NÀO ?

Thí dụ

Em có biết 0,25 mol CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là bao nhiêu lít ?

- Thể tích của 0,25 mol CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn là : 

Vco2 = 22,4 x 0,25 = 5,6 (l)

Nhận xét :

Nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí (đktc), ta có công thức chuyển đổi : 

V = 22,4 x n (1) rút ra: n = V/22,4 (mol) 

Từ những công thức chuyển đổi trên, em hãy cho biết :

- 0,2 mol O2 ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là bao nhiêu.

- 1,12 lít khí A ở điều kiện tiêu chuẩn có số mol là bao nhiêu. 

1. Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và khối lượng chất (m): 

n = m/M (mol) 

M (M là khối lượng mol của chất).

2. Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và thể tích của chất khí (V) điều kiện tiêu chuẩn: 

n= V/22,4 (mol) 

BÀI TẬP 

1. Kết luận nào sau đây đúng ? 

Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì:

a) Chúng có cùng số mol chất.

b) Chúng có cùng khối lượng.

c) Chúng có cùng số phân tử. 

d) Không thể kết luận được điều gì cả.

2. Kết luận nào sau đây đúng ? 

Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào:

a) Nhiệt độ của chất khí ;

b) Khối lượng mol của chất khí ;

c) Bản chất của chất khí ; 

d) Áp suất của chất khí.

3. Hãy tính: 

a) Số mol của : 28 g Fe; 64 g Cu ; 5,4 g AI.

b) Thể tích khí (đktc) của 0,175 mol CO2, 1,25 mol H2, 3 mol N2

c) Số mol và thể tích của hỗn hợp khí (đktc) gồm có : 0,44 g CO2, 0,04 g H2, và 0,56 g Na2

4. Hãy tính khối lượng của những lượng chất sau : 

a) 0,5 mol nguyên tử N ; 0,1 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O.

b) 0,5 mol phân tử N2;  0,1 mol phân tử Cl2 ; 3 mol phân tử O2.

c) 0,10 mol Fe: 2,15 mol Cu; 0,80 mol H2SO4 ; 0,50 mol CuSO4

5. Có 100 g khí oxi và 100 g khí cacbon đioxit, cả 2 khí đều ở 20 °C và 1 atm. Biết rằng thể tích mol khí ở những điều kiện này là 24 I. Nếu trộn 2 khối lượng khí trên với nhau (không có phản ứng xảy ra) thì hỗn hợp khí thu được có thể tích là bao nhiêu ?

6. Hãy vẽ những hình khối chữ nhật để so sánh thể tích các khí sau (đktc) : 

1 g H2 ; 8g O2 ; 3,5g N2 ; 33g CO2

 

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Đánh giá

Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 8

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Advertisement

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Advertisement

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 8


Mở Đầu Môn Hóa Học Bài 2.Chất Bài 3 Bài Tập Thực Hành 1 Bài 4.Nguyên Tử Bài 5.Nguyên Tố Hóa Học Bài 6. Đơn chất và hợp chất – Phân tử Bài 7. Bài thực hành 2 - Sự lan tỏa của chất Bài 8. Bài luyện tập 1 – Hóa học 8 Bài 9. Công thức hóa học CHƯƠNG 2 PHẢN ỨNG HÓA HỌC Bài 13. Phản ứng hóa học Bài 14. Bài Thực Hành 3 Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng Bài 16. Phương trình hóa học Bài 17. Bài luyện tập 3 CHƯƠNG 3 MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất Bài 20. Tỉ khối của chất khí Bài 21. Tính theo công thức hóa học Bài 22. Tính theo phương trình hóa học Bài 23. Bài luyện tập 4 CHƯƠNG 4 OXI – KHÔNG KHÍ Bài 25. Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp – Ứng dụng của oxi Bài 26. Oxit Bài 27. Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy Bài 28. Không khí – Sự cháy Bài 29. Bài luyện tập 5 – Hóa học 8 Bài 30. Bài thực hành 4 CHƯƠNG 5 HIĐRO – NƯỚC Bài 32. Phản ứng oxi hóa – khử Bài 33. Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế Bài 34. Bài luyện tập 6 Bài 35. Bài thực hành 5 Bài 36. Nước Bài 37. Axit – Bazơ – Muối Bài 38. Bài luyện tập 7 Bài 39. Bài thực hành 6 CHƯƠNG 6 DUNG DỊCH Bài 41. Độ tan của một chất trong nước Bài 42. Nồng độ dung dịch Bài 43. Pha chế dung dịch
Advertisement
Advertisement

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 2023-06-08 12:22:10pm