Bài 18. Nhôm | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9

Nhôm (bắt nguồn từ tiếng Pháp: aluminium, phiên âm tiếng Việt: a-luy-mi-nhôm) là tên của một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13.Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vỏ Trái Đất.

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Advertisement

Nội dung bài học


Advertisement

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ (khối lượng riêng là 2,7 g/cm), dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở nhiệt độ 660oC.  Độ dẫn điện của nhóm bằng 2/3 độ dẫn điện của đồng. Nhôm có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo thành sợi.

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không?

a) Phản ứng của nhôm với phi kim

- Phản ứng của nhôm với oxi: Rắc bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn

Hiện tượng: Nhôm cháy sáng trong oxi

Giải thích: Al2O3 mỏng, bền trong không khí

4Al + 3O2 -> 2Al2O3

- Phản ứng của nhôm với phi kim khác

Nhôm phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Cl2 tạo thành muối Al2S3, AlCl3

Hiện tượng: Nhôm tác dụng với khí Clo tạo thành muối nhôm clorua

Giải thích: Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxít và phản ứng với nhiều phi kim khác như S,Cl.. tạo thành muối 

2Al + 3Cl2 -> 2AlCl3

b) Phản ứng của nhôm với dung dịch axit

Nhôm phản ứng với một số dung dịch axit Hcl, H2SO4 loãng...giải phóng khí H2. Thí dụ:

2Al + 6HCl -> 2AlCl3 +3H2

Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc, nguội

c) Phản ứng của nhôm với dung dịch muối

Cho một dây nhôm vào dung dịch CuCl2

Hiện tượng: Có lớp kim loại màu nâu đỏ bám lên trên miếng nhôm

Giải thích: Lớp kim loại màu nâu đỏ là Cu

2Al+3CuCl2 → 2AlCl3 +3Cu

Nhôm phản ứng được với nhiều dd muối của những kim loại hoạt động hoá học yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới

Kết luận: Nhôm có tính chất hóa học của kim loại.

2. Nhôm có tính chất hóa học nào khác

Cho dây nhôm vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH

Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, nhôm tan dần.

Nhận xét: Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm.

III. ỨNG DỤNG

Nhôm và hợp kim nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sông như: đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng...

Kim loại này được dùng để tạo thành vỏ máy bay do độ bền chắc và mỏng nhẹ của nó. Nhôm cũng được dùng để sản xuất các thiết bị và dụng cụ sinh hoạt như nồi, chảo, các đường dây tải điện, các loại cửa,…

IV. SẢN XUẤT NHÔM

Hiện nay, cách điều chế chủ yếu nhất là tách nhôm trong quặng boxit nhôm có lẫn SiO2 và Fe2O3.

Trước tiên, người ta sẽ làm sạch nguyên liệu bằng cách cho phản ứng với dung dịch kiềm để tách riêng Al2O3. Sau đó dùng bình điện phân, điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6. Để thực hiện việc này, ta cần hạ nhiệt độ nóng chảy tử 2050 xuống 900oC để tạo thành nhiều ion ngăn không cho oxi phản ứng lại với nhôm để tạo ra lớp oxit bảo vệ.

1. Nhôm là kim loại nhẹ, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

2. Nhôm có những tinh chất hoá học của kim loại như : tác dụng với phi kim, dụng dịch axit (trừ HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội), dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn. Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm.

3. Nhôm và hợp kim nhôm có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống.

4, Nhôm được sản xuất bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và 

Đánh giá

Bài 18. Nhôm | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Advertisement
Advertisement

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9


CHƯƠNG 1 CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Bài 2. Một số oxit quan trọng Bài 3. Tính chất hóa học của axit Bài 4. Một số axit quan trọng Bài 5. Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 6. Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ Bài 8. Một số bazơ quan trọng Bài 9. Tính chất hóa học của muối Bài 10. Một số muối quan trọng Bài 11. Phân bón hóa học Bài 12. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ Bài 13. Luyện tập chương 1: Các hợp chất vô cơ Bài 14. Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối CHƯƠNG 2: KIM LOẠI Bài 16. Tính chất hoá học của kim loại Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại Bài 18. Nhôm Bài 19. Sắt Bài 20. Hợp kim sắt: Gang, thép Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Bài 22. Luyện tập chương 2: Kim loại Bài 23. Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt Bài 24. Ôn tập học kì 1 CHƯƠNG 3 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Bài 26. Clo Bài 27. Cacbon Bài 28. Các oxit của cacbon Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat. Bài 31. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Bài 32. Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Bài 33. Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng CHƯƠNG 4 HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU Bài 35. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Bài 36. Metan Bài 37. Etilen Bài 38. Axetilen Bài 39. Benzen Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên Bài 41. Nhiên liệu Bài 42. Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu Bài 43. Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon CHƯƠNG 5 DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME Bài 45. Axit axetic Bài 46. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic Bài 47. Chất béo Bài 49. Thực hành: Tính chất của rượu và axit Bài 50. Glucozơ Bài 51. Saccarozơ Bài 52. Tinh bột và xenlulozơ Bài 53. Protein Bài 54. Polime
Advertisement
Advertisement

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 2023-03-28 12:53:52am