Kim loại mạnh | Kim loại trung bình | Kim loại yếu | |||||||||||||||||||||
Li | K | Ba | Ca | Na | Mg | Al | Mn | Zn | Cr | Fe | Co2+ | Ni | Sn | Pb | Fe3+/Fe | H | Cu | Fe3+/Fe2+ | Hg | Ag | Hg2+ | Pt | Au |
Khi | Bà | Con | Nào | Mua | Áo | Giáp | Sắt | Nên | Sang | Phố | Hỏi | Cửa | Hàng | Á | Phi | Âu |
Kim loại kiềm và một số kim loại kiềm thổ (như CA, BA) tác dụng với nước tạo ra Bazơ (hoặc hidroxit lưỡng tĩnh) và giải phóng khi H2 ở điều kiện bình thường
2Na + 2H2O => 2NaOH + H2 (bay hơi)
Tìm hiểu thêm về Khả năng phản ứng với nước của Kim Loại Kiềm và Kiềm ThổKim loại mạnh tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường. Do đó các kim loại này thường ở dạng hợp chất ngoài không khí.
Kim loại trung bình và đồng phản ứng với oxi ở nhiệt độ cao. Một số kim loại để lâu ngoài không khí tạo thành hợp chất oxit làm mất dần đi tính chất ban đầu, ví dụ như để sắt ngoài không khí ẩm lâu ngày tạo thành Fe2O3 (Sắt (III) oxit) rất giòn và dễ gãy, người ta gọi hiện tượng này là gỉ sét.
Kim loại yếu còn lại khó tham gia phản ứng với oxi (như vàng, bạc, platin). Người ta thường dùng lửa để thử xem vàng có phải là vàng thật không, nếu sau khi đốt mà vàng vẫn giữ được màu sắc như ban đầu, còn nếu bị thay đổi về màu sắc thì đó là vàng giả (có thể là đồng thau).
Tìm hiểu thêm khả năng tác dụng với Oxi của Kim LoạiKim loại mạnh và trung bình tác dụng với dung dịch axit (trừ Pb) tạo ra muối và giải phóng khí hidro. Do đó trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng một số kim loại như Zn, Al, Fe tác dụng với axit clohidric hoặc axit sunfuric loãng để điều chế khí H2. Nhưng trong axit HNO3 đặc, nguội hay H2SO4 đặc, nguội thì Fe, Al và Cr bị thụ động hóa.
Zn + 2HClday => ZnCl2 + H2
Kim loại yếu không thể phản ứng với axit loãng nhưng một số kim loại (như Cu, Ag) có thể phản ứng với axit đặc (H2SO4 đặc, nóng hoặc HNO3 đặc hay loãng) tạo ra dung dịch muối mới nhưng không giải phóng khí hidro mà thay vào đó là khí sunfurơ (hoặc khí NO2 hay khí NO).
Tìm hiểu thêm khả năng tác dụng với Axit của Kim LoạiKim loại từ magie trở về sau khi tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn thì kim loại yếu hơn bị đẩy ra khỏi dung dịch muối.
CuSO4 + Fe => FeSO4 + Cu
Tìm hiểu thêm Khả năng đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muốiKhí CO hoặc khí hidro có thể khử các oxit kim loại trung bình (trừ Al, Mg...) và kim loại yếu tạo ra kim loại và khí CO2 hoặc nước.
CuO + H2 =(nhiệt độ)=> Cu + H2O
PbO + CO =(nhiệt độ)=> Pb + CO2
Khi nung nóng các bazơ hidroxit không tan trong nước ta được oxit của kim loại đó và có hơi nước thoát ra.
Tìm hiểu thêm Khả năng bị nhiệt phân hủyCập Nhật 2023-05-30 01:03:23pm